Dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm giun sán và cách phòng tránh

Dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm giun sán và cách phòng tránh
Bệnh nhiễm giun sán, đặc biệt là sán chó đang có nguy cơ bùng phát rất lớn ở Việt Nam do những thói quen ăn uống không tốt. Vậy bệnh nhiễm giun sán có thể phòng tránh bằng cách nào?

1. Thói quen ăn uống của người Việt dễ bị nhiễm giun, sán

Do gặp được điều kiện thuận lợi như do khí hậu nhiệt đới kèm theo đó là môi trường ẩm ướt, cùng với thói quen ăn uống mang tính đặc trưng của mọi người như: Ăn rau sống, thịt tái hay tiết canh… đây chính là những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh nhiễm giun sán, ký sinh trùng ở khoảng ¾ dân số của Việt Nam hiện nay. 

Đặc biệt là bệnh sán chó (còn có tên là bệnh nang sán chó, bệnh sán dây chó, bệnh kén sán chó). Sán chó là tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng Toxocara canis (con sán chó) gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 3 – 10 tuổi và hiếm khi gặp ở người trưởng thành.

Ở Việt Nam, mỗi năm thường ghi nhận hàng trăm ca bệnh bị nhiễm giun lươn, sán lá gan, sán chó mèo, trong đó có các biểu hiện bệnh lý ở đường tiêu hóa, phổi hay ổ bụng… Hầu hết các bệnh nhân nhiễm bệnh giun sán này đều có tập quán ăn những thức ăn chưa được nấu chín như: Nem chua, gỏi và rau sống…

Nói chung là các loại giun cho dù xâm nhập vào cơ thể bằng hình thức nào chăng nữa thì khả năng gây hại của chúng cũng vô cùng khó lường. Bởi giun thường sống, cư trú trong ruột, chiếm lấy phần thức ăn và dinh dưỡng, về lâu về dài sẽ làm cho cơ thể chúng ta nhanh chóng bị khánh kiệt, mệt mỏi và kém ăn.

Trẻ em khi bị bệnh nhiễm giun sán thường bị gầy yếu, rối ra sự rối loạn đường ruột và chức năng hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí là kém thông minh với chậm phát triển.

Theo như nghiên cứu thì một số loại giun còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tắc ruột, giun chui vào trong ống mật, viêm ruột thừa, xoắn ruột, có thể dẫn đến tử vong ở người. Cho nên, việc phòng ngừa để đẩy lùi căn bệnh nhiễm giun sán là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Liên quan đến vấn đề phòng nhiễm và tái nhiễm bệnh giun sán, các bác sĩ cho hay rằng, vì nước ta thuộc nền khí hậu nhiệt đới, môi trường ẩm ướt quanh năm nên tạo điều kiện cho các loại giun sán sinh sôi và phát triển một cách rất mạnh. Do đó, chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân cũng như điều chỉnh các thói quen ăn uống không tốt như hiện nay.

Đối với bệnh sán chó- một căn bệnh đang bùng phát trở lại do thói quen ăn uống và vệ sinh của người dân. Bệnh sán chó gây ra nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó

Bệnh sán chó khi thâm nhập vào cơ thể thường không gây triệu chứng cụ thể. Hầu hết các triệu chứng đều khu trú ở da và có tính chất tương tự như mề đay mẩn ngứa, bao gồm:

- Ngứa ngáy 

- Nổi mẩn đỏ 

- Da đỏ

- Xuất hiện mủ trên da

benh-san-cho--1

Tuy nhiên sau một thời gian nhất định, ký sinh trùng có xu hướng lây lan sang các cơ quan khác như gan, phổi, não và làm phát sinh các triệu chứng sau

- Vàng da 

- Đau bụng

- Khó thở

- Ho 

- Đau ngực, sụt cân bất thường, buồn nôn

2. Phòng ngừa bệnh giun sán, sán chó mèo 

- Thực hiện tốt vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm

Tuyệt đối không được ăn đồ sống, đồ tái, đồ chưa được nấu chín kỹ được chế biến từ các loại thực phẩm như: Tôm, cá, ốc… dưới bất kỳ hình thức nào. Tránh ăn sống các loại rau thủy sinh như các loại rau sống.

Khi ăn phải rửa thật sạch các loại rau và hoa quả để giúp loại bỏ các loài nhuyễn thể nhiễm ấu trùng nguy hiểm gây ra bệnh. Không được uống nước chưa đun sôi từ các nguồn nước như: Nước giếng, hồ, sông, suối…

- Giữ gìn, bảo vệ vệ sinh môi trường

Bạn cần nhớ là phải dọn vệ sinh môi trường thường xuyên. Thực hiện việc diệt chuột ở nơi sinh sống để giúp cắt đứt vòng đời sinh học của giun A. Cantonensis và để phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm bệnh giun sán sang cơ thể người.

Vứt bỏ các loại thảm cũ, chứa nhiều bụi bặm ở trong nhà. Luộc sôi đồ dùng trong gia đình, như: Chăn, màn, drap, gối... vệ sinh thật sạch sẽ đồ chơi trẻ con nếu trong nhà có nguy cơ mầm nhiễm.

Không đại tiện, không phóng uế một cách bừa bãi. Cần xử lý các chất thải, vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ một cách thường xuyên và liên tục.

- Giữ gìn, chăm sóc vệ sinh cá nhân

Bên cạnh việc làm vệ sinh môi trường thì mỗi chúng ta cũng cần chăm lo vệ sinh cá nhân thường xuyên, cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tránh tiếp xúc quá gần gũi với các con vật nuôi chưa được tiêm phòng. Sau khi chơi đùa với vật nuôi xong cũng phải rửa tay thật sạch sẽ.

Ảnh 2.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là cách phòng ngừa giun sán

Móng tay không nên để dài và để bám cáu bẩn. Tuyệt đối không mút móng tay dù là trẻ em hay người lớn.

Nên mang giày dép khi đi ra ngoài, không ngồi lê trên mặt đất.

Xổ giun định kỳ và đồng loạt cho cả gia đình hay trường học từ 2–3 lần/năm. Một trong những loại thuốc được Bộ Y tế khuyến cáo là sử dụng các loại thuốc tẩy giun có chứa hoạt chất mebendazole. Với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên chọn thuốc giun có nhiều hương vị cho dễ uống.

- Đi khám khi có biểu hiện mắc bệnh nhiễm giun sán

Sau khi ăn hay tiêu thụ các đồ tái sống, đồ chưa chín mà thấy có các biểu hiện như: Sốt, đau đầu, buồn nôn, hay tiêu chảy kéo dài thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám chữ, phát hiện bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những cách phòng tránh bệnh nhiễm giun sán mà bạn tuyệt đối không được quên, nhưng một trong những biện pháp phòng ngừa được cho là hiệu quả vẫn là việc bạn cũng như người thân cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho thật hợp lý, hợp vệ sinh.


Tác giả: Thanh Hà