Bệnh nhiễm giun kim là gì? Tác nhân nào gây ra bệnh này

Bệnh nhiễm giun kim là gì? Tác nhân nào gây ra bệnh này
Bệnh nhiễm giun kim là căn bệnh về đường ruột gây ảnh hưởng lớn tới người bệnh. Vậy tác nhân nào gây ra bệnh nhiễm giun kim và phương thức lây truyền bệnh là gì, hãy xem ngay bài viết này nhé.


1. Bệnh nhiễm giun kim - tác nhân gây bệnh và phương thức bệnh lây truyền

Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ nhiễm giun kim ở vào tình trạng tương đối cao. Căn bệnh nhiễm giun kim - bệnh đường ruột không những làm trẻ chậm lớn, mà còn tác động xấu tới trí thông minh của trẻ. Với người lớn thì còn có thể bị di tinh ở nam giới và viêm âm đạo ở phụ nữ.

Việc phòng căn bệnh này không phải khó nhưng mỗi chúng ta cần hiểu được tác nhân gây ra bệnh là gì?

Giun kim có tên gọi khoa học là Enterobius vermicularis - đây là loại ký sinh trùng sống chủ yếu ở trong đường tiêu hóa, nó có thể lây từ người này sang người khác. Đối tượng mắc bệnh cao hơn theo như các nghiên cứu thì phần lớn nằm ở trẻ em.

Giun kim trưởng thành sẽ cư trú chủ yếu ở trong ruột non, sau đó đi xuống tới ruột già. Chúng thường xuất hiện ở manh tràng và các đoạn ruột lân cận, bám lỏng lẻo vào niêm mạc của ruột. Sau khi giao hợp thì giun kim đực sẽ chết. Sau đó, giun kim cái thường ra rìa hậu môn và đẻ trứng ở đó. Từ đó, chúng kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa với bị sưng tấy. Có khoảng 4.000 - 200.000 trứng sẽ được một con giun cái đẻ. Giun kim cái chết sau khi đã đẻ hết trứng. Tuổi thọ của giun kim cái chỉ kéo dài khoảng 1-2 tháng.

Do trứng giun kim phát triển rất nhanh nên trứng có ấu trùng phát triển sau 4-8 giờ, đi theo phân ra ngoài. Nếu ăn phải trứng có ấu trùng, nó sẽ theo đường tiêu hoá đi vào dạ dày. Khi tới dạ dày ấu trùng sẽ phát triển thành giun rồi di chuyển xuống tới ruột non, trưởng thành sẽ đi vào ruột già.

Một số trứng có ở vùng hậu môn có thể trở thành ấu trùng, ấu trùng khi chui vào hậu môn sẽ lên ruột để phát triển, do đó việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng xảy ra.

2. Triệu chứng của bệnh nhiễm giun kim

Nhiều trường hợp, người bệnh nhiễm giun kim không có triệu chứng lâm sàng. Tính chất của bệnh này là kéo dài, mãn tính, các triệu xuất hiện như:

Triệu chứng thần kinh - đây là triệu chứng của bệnh nhiễm giun kim mà người bệnh tuyệt đối không được quên: Trẻ thường bị bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây ra sự khó ngủ, dễ khóc lúc ban đêm. Nhiều tài liệu còn chỉ ra rằng khi mắc giun kim còn là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ.

Triệu chứng của sự rối loạn tiêu hóa: Đầu tiên người bệnh sẽ bị ngứa hậu môn, cơn ngứa sẽ thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ. Rìa hậu môn lúc này bị tấy đỏ, sung huyết.

Ở người lớn là nam giới kéo theo bệnh nhiễm giun kim còn có khả năng bị di tinh và với nữ giới sẽ bị viêm âm đạo, có thể rối loạn kinh nguyệt, đau bụng thời kinh nguyệt...

Nghiêm trọng hơn là giun kim cũng có thể xâm nhập và gây ra viêm phổi, thực quản, hốc mũi, hay cổ tử cung. Thậm chí có thể gây bệnh viêm ruột thừa và làm thủng ruột…

3. Chẩn đoán bệnh nhiễm giun kim

Người bệnh ngứa quanh hậu môn, nếu như căng hậu môn ra thì có thể thấy giun kim đang bò ở quanh hậu môn.

Có thể thực hiện phương pháp Scotch để tìm trứng giun kim. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng chất collophan để giúp dính vào trứng giun kim đã đẻ ra ở các kẽ của hậu môn, cũng có thể sử dụng tăm bông hoặc que thủy tinh để quệt ở các kẽ hậu môn lấy trứng giun kim ra và tiến hành làm xét nghiệm.

Bệnh nhiễm giun kim cần được chẩn đoán để có thể phân biệt với các bệnh gây ngứa quanh hậu môn do: Nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, hay viêm trực tràng, nứt trực tràng, với bệnh giun lươn…

4. Cách phòng ngừa giun kim

Thứ nhất, cần cắt đứt chu kỳ sinh trưởng của trứng giun bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, cụ thể là rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiểu, cắt ngắn móng tay.

Bệnh nhiễm giun kim là gì? Tác nhân nào gây ra bệnh này - Ảnh 2.

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn để phòng ngừa sự sinh trưởng của trứng giun kim

Thứ hai, không cho trẻ mút tay, cha mẹ nên cắt ngắn móng tay và giữ sạch sẽ, tránh để trẻ hay cha mẹ gãi ở vùng quanh hậu môn, tắm rửa sạch vùng hậu môn cho trẻ, cho trẻ mặc quần kín.

Thứ ba, nên thực hiện việc lau nhà thường xuyên; Định kỳ là phải giặt ga trải giường, chăn màn cũng có tác dụng trong việc diệt trứng giun;

Thứ tư, nên khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện và tẩy giun sao cho đúng cách. Khi xác định thấy có triệu chứng của căn bệnh về đường ruột này cần phải điều trị;

Thứ năm, lưu ý là cần thực hiện việc điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Trên đây là những thông tin tổng quan về căn bệnh nhiễm giun kim, căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng theo nghiên cứu thì nó được xếp vào danh sách những bệnh cần được kiểm tra một cách định kỳ và toàn diện.

Tác giả: Thanh Hà