Bệnh nhân ung thư vú sau khi phẫu thuật có khả năng di căn và tái phát hay không?

Bệnh nhân ung thư vú sau khi phẫu thuật có khả năng di căn và tái phát hay không?
Theo TS. BS. Phạm Nguyên Quý (BV Trung ương Miniren Kyoto, BV Đại học Kyoto), ung thư khi tái phát có thể xuất hiện lại cùng chỗ (tái phát tại chỗ) hoặc ở chỗ khác (di căn xa).

Lý giải rõ hơn về khả năng tái phát sau khi phẫu thuật của bệnh nhân ung thư vú, TS. BS Phạm Nguyên Quý cho biết, khả năng tái phát về sau thường tùy thuộc vào loại/thể ung thư vú, giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán và nội dung điều trị mà người bệnh tuân theo.

Về tái phát tại chỗ hoặc khu vực, đó là tình trạng ung thư vú quay trở lại ở khu vực vú/ngực, ở da gần vị trí vết sẹo mổ ban đầu, hoặc lan tới các mô và hạch bạch huyết xung quanh ngực, cổ và dưới xương ức. Cách thức điều trị sẽ phụ thuộc vào loại điều trị đã thực hiện trước đây và có thể gồm phẫu thuật, xạ trị và điều trị thuốc. 

Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào quanh vết sẹo mổ hoặc vùng nách-cổ-ngực, hãy đi khám ngay lập tức.

Bệnh nhân ung thư vú sau khi phẫu thuật có khả năng di căn và tái phát hay không? - Ảnh 1.

Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào quanh vết sẹo mổ hoặc vùng nách-cổ-ngực, hãy đi khám ngay lập tức.

Về ung thư vú thứ phát, đó là tình huống đa dạng với triệu chứng tùy thuộc vào vị trí tái phát và độ lớn khối u. Hãy lắng nghe cơ thể và báo cho bác sĩ những triệu chứng mới xuất hiện, kéo dài và không có nguyên nhân rõ ràng.

Nhiều triệu chứng của ung thư vú thứ phát có thể giống như các triệu chứng của bệnh khác, như đau ở xương có thể do tuổi già, viêm khớp hoặc do loãng xương. Khó thở và ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh/cúm, viêm phổi hoặc suy tim. Giảm cân, chán ăn, mệt mỏi cũng có thể xảy ra mặc dù đây là những triệu chứng không đặc hiệu.

Ung thư vú giai đoạn sớm thì có khả năng chữa lành rất cao nếu theo Tây Y (điều trị phối hợp Hóa trị-Xạ trị-Phẫu thuật tùy theo đặc tính của người bệnh), tuy nhiên các bệnh nhân cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình.

Theo chia sẻ của BS. Phạm Nguyên Quý (BV Trung ương Mirenko, BV Đại học Kyoto) tại mạng xã hội Lotus.

Tác giả: Hằng Trần