Mặc dù bác sĩ đã hướng dẫn bệnh nhân ung thư tuyến giáp kiêng iod 2 tuần khi chuẩn bị điều trị iod phóng xạ, nhưng vẫn có rất nhiều câu hỏi liên quan đến ăn được gì, kiêng gì vào giai đoạn này.
- Ăn thức ăn với mức iod thấp nhưng tuyệt đối không phải là KHÔNG iod, hay kiêng iod hoàn toàn. Mục tiêu của chế độ ăn này là dưới 50mcg iod/ngày.
- Thời gian ăn kiêng thông thường là 2 tuần (14 ngày) trước khi kiểm tra quét iod phóng xạ hoặc điều trị.
- Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh các thức ăn có mức iod cao (cao hơn 20mcg/bữa ăn), ăn các thức ăn với mức iod thấp (5mcg/bữa ăn). Giới hạn số lượng đồ ăn với mức iod vừa phải (từ 5mcg đến 20mcg/bữa ăn).
- Hãy đọc danh sách thành phần trên tất cả các thực phẩm đóng gói.
- Muối iod, muối biển, và bất cứ loại thức ăn nào có chứa muối iod và muối biển nguyên chất (chưa xử lý).
- Hải sản và các sản phẩm từ biển (cá, sò, rong biển, viên rong biển, carrageenan, rau câu, alginate, nori và các loại thực phẩm hoặc thành phần từ biển).
- Các sản phẩm từ sữa (sữa, phomai, sữa chua, bơ, kem).
- Lòng đỏ trứng, trứng và các sản phẩm có chứa trứng.
- Các loại bánh mì có chứa iod/chất bột iodate hoặc các thành phần với mức iod cao. Các loại bánh nướng thương mại và bánh nướng tự làm với mức iod thấp thì không cần kiêng.
- Hầu hết các loại chocolate (có chứa sữa). Bột cacao và một vài loại chocolate đen thì dùng được.
- Một số loại mật đường (nếu là mật sulfur hóa, như mật đường blackstrap). Phổ biến hơn là mật không sulfur hóa có thể sử dụng (Lưu huỳnh - sulfur là một thuật ngữ được sử dụng trên nhãn và không liên quan đến iod).
- Đậu nành và các sản phẩm đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành, nước tương.
- Đại hoàng (rhubard), vỏ khoai tây (khoai tây bỏ vỏ thì ăn được).
- Các loại vitamin, các thực phẩm chức năng có chứa iod.
- Nếu đang sử dụng thuốc có chứa iod, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần trao đổi với bác sĩ điều trị.
- Trái cây, trừ đại hoàng (rhubarb) và anh đào (cherries).
- Các loại rau: tốt nhất là rau tươi hoặc rau đông lạnh không có muối, ngoại trừ đậu nành và một vài loại đậu khác.
- Các loại hạt không chứa muối và bơ hạt không muối.
- Lòng trắng trứng.
- Các loại thịt tươi, lên tới 6 ounces/ngày (tương đương 170 g/ngày; 1 ounce =28.350 grs).
- Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc lên đến 4 phần ăn mỗi ngày, cung cấp các thành phần iod không cao.
- Mỳ ống, cung cấp các thành phần iod không cao.
- Đường, mứt, sữa ong chúa, mật ong, xi-rô cây phong (maple syrup).
- Hạt tiêu đen, các loại thảo mộc và gia vị tươi hoặc khô.
- Dầu ăn. Tất cả các loại dầu thực vật, bao gồm cả dầu nành.
- Lưu ý, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần đọc danh sách thành phần trên tất cả các thực phẩm đóng gói.
- Trái cây hoặc nước ép tươi.
- Trái cây khô như nho khô.
- Rau tươi.
- Táo xay.
- Bắp rang (popcorn).
- Các loại hạt không muối.
- Nước trái cây
- Bơ đậu phộng hoặc bơ hạt đậu khác không muối (Táo, cà rốt, bánh quy giòn, và bánh gạo) .
- Bánh quy giòn Matzo hoặc các loại bánh khác không muối.
- Bánh mì hoặc bánh muffin tự làm với mức iod thấp.
- Toppings-quế bột yến mạch, mật ong, táo xay, siro cây phong (maple syrup) và quả óc chó, trái cây.
- Thịt tươi nướng, rau quả, trái cây tươi hoặc táo nướng .
- Salad với gà hoặc thịt bò nướng, dầu và giấm.
- Sandwich với bánh quy Matzo giòn, bơ đậu phộng, sữa ong chúa
http://www.thyca.org/download/document/229/Cookbook1pgEng.pdf?fbclid=IwAR08Zxo40Hk63rGxYHft005Em5RvUG4unVh47xr439vF97UqWmT4pwd3Grw