Bệnh nhân ung thư thực quản cần được chăm sóc như thế nào sau điều trị?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh nhân ung thư thực quản cần được chăm sóc như thế nào sau điều trị?
Sau kết thúc quá trình điều trị, bệnh nhân thường phải ở lại bệnh viện để được theo dõi và nghỉ ngơi, đề phòng gặp phải một số biến chứng.

Để có thể chăm sóc một bệnh nhân mắc ung thư thực quản tại bệnh viện là một việc không dễ dàng. Do đó các y bác sĩ và người nhà cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể để đảm bảo giúp người bệnh có thể trạng tốt nhất và nhanh chóng bình phục.

1. Chăm sóc về mặt tinh thần

Người bệnh ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng thường có tâm lý hoang mang lo lắng và cảm thấy bi quan với cuộc sống. Bởi vậy người thân lúc này cần phải làm chỗ dựa tinh thần cho người bệnh, động viên tạo động lực cho người bệnh giúp họ bệnh nhân có thêm niềm tin vào cuộc sống và vực dậy được ý chí quyết tâm chống lại bệnh tật của họ. Tránh tình trạng người bệnh bị tuyệt vọng.

Để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân các bác sĩ và người nhà cần thường xuyên chia sẻ với người bệnh, khích lệ tinh thần cho họ. Bởi yếu tố tâm lý là một trong các yếu tố kiên quyết và quan trọng trong quá trình điều trị và kết quả điều trị các bệnh hiểm nghèo nói chung và ung thư thực quản nói riêng.

2. Về mặt dinh dưỡng của người bệnh

Bệnh nhân ung thư thực quản sẽ gặp phải những khó khăn trong việc nhai nuốt, ăn uống hàng này. Đôi khi cả việc nuốt nước bọt cũng đem đến cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

Bởi vậy việc ăn uống đôi khi như là cực hình đối với bệnh nhân. Họ sẽ dần dần cảm thấy ngại và chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến việc người bệnh không đủ dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư thực quản. Điều này sẽ làm giảm đi khả năng chống chọi với bệnh tật.

Do đó, chế độ dinh dưỡng cũng như việc ăn uống của bệnh nhân ung thư thực quản cần được đặc biệt lưu ý. Họ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày thông qua chế độ dinh dưỡng bài bản. Bệnh nhân cần được bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần dinh dưỡng như:

- Kẽm: thành phần dinh dưỡng này có nhiều trong các thực phẩm như các loại sò, các loại hải sản,...

- I-ốt: i-ốt cũng có nhiều trong các loại hải sản, rong biển, tảo đỏ,...

- Selenium: đây là thành phần dinh dưỡng có nhiều trong mè, thịt các loại, rau cải và măng tây,...

- Molybdanium: có nhiều trong các loại đậu, gan động vật và rau cải,..

Để giúp cho bệnh nhân có thể ăn uống dễ dàng, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt nhất, các y bác sĩ điều trị và người nhà cần thực hiện theo 4 nguyên tắc:

- Thực đơn của bệnh nhân cần được thiết kế phong phú, đồ ăn nên được chế biến mềm, lỏng để bệnh nhân dễ nuốt.

- Không sử dụng quá nhiều thịt trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân.

- Trong ngày nên chia thành nhiều bữa cho bệnh nhân.

- Bổ sung rau xanh và cá loại nước ép quả trong mỗi bữa ăn của bệnh nhân.

3. Về mặt các chế độ luyện tập cho người bệnh

Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân ung thư thực quản có thể nằm tại giường bệnh để nghỉ ngơi. Sau khoảng một thời gian phù hợp, người bệnh nên ngồi dậy hoặc đi lại nhẹ nhàng nhằm cải thiện các chức năng cơ khớp, hệ tiêu hóa, không nên nằm lâu một chỗ sẽ khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi hơn. 

Do khi mắc ung thư thực quản nên việc nhai và nuốt của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề mà đa số bệnh nhân đều gặp. Bởi vậy việc luyện tập nhai và nuốt thức ăn cho người bệnh là rất cần thiết và không thể bỏ qua.

Khi mới bắt đầu luyện tập sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng sau đó việc nhai và nuốt của bệnh nhân sẽ được cải thiện, giúp họ ăn uống dễ dàng hơn.

Có một số cách để luyện tập như khi nuốt thức ăn sẽ dùng tay ấn vào phần hàm dưới. Đồng thời kết hợp cho bệnh nhân luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng không quá gắng sức.

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản tại bệnh viện hay tại nhà đều cần phải đặc biệt lưu ý cả về mặt tinh thần, dinh dưỡng và thể chất. Do đó, các y bác sĩ điều trị và người nhà nên giúp bệnh nhân có một tâm lý thoải mái nhất. Nhờ đó, họ sẽ ăn nhiều và có thêm động lực để luyện tập tăng cường sức khỏe. Từ đó giúp việc tiếp nhận các phương pháp điều trị tốt hơn.


Tác giả: Lê Thọ Hưng