- Tránh đồ cay, mặn, chua. Đồ ăn có gia vị mạnh có thể kích thích lưỡi, tác động đến các vết loét ung thư, làm gia tăng tình trạng đau, xót.
- Bệnh nhân ung thư lưỡi tránh ăn gì quá khô, sẽ rất khó nuốt. Hơn nữa, bệnh nhân ung thư lưỡi thường bị khô miệng, tiết ít nước bọt. Ăn đồ ăn quá khô khiến bệnh nhân mất cảm giác thèm ăn.
- Không ăn khi đồ ăn còn nóng, bởi nó có thể khiến lưỡi bị tổn thương nặng hơn. Nên để đồ ăn nguội bằng nhiệt độ phòng mới bắt đầu ăn.
- Tránh xa rượu, bia, nước có ga. Bệnh nhân ung thư lưỡi nên tránh ăn gì có chất kích thích, bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Không nên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,... bởi trong những loại thực phẩm này thường có chứa nhiều gia vị, hóa chất bảo quản, không tốt cho tình trạng của bệnh.
- Bệnh nhân ung thư lưỡi nên tránh ăn gì có chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế đồ chiên rán.
- Bệnh nhân ung thư lưỡi nên tránh ăn gì quá cứng có thể làm tổn thương vùng miệng, làm trầm trọng hơn các vết loét ung thư. Thức ăn cứng cũng khiến bệnh nhân phải nhai nhiều, khó nuốt.
- Mặc dù trái cây rất tốt cho bệnh nhân ung thư lưỡi, nhưng việc lựa chọn trái cây cũng cần chú ý. Không chọn trái cây có vị chua như cam, bưởi, việt quất, dứa... bởi axit trong các loại trái cây này sẽ tác động lên niêm mạc lưỡi, ảnh hưởng đến những vết loét, gây xót và đau lưỡi. Không nên chọn trái cây quá cứng, khó nhai và nuốt.
- Bị ung thư lưỡi nên tránh ăn gì có quá ít dinh dưỡng. Bởi bệnh nhân ung thư lưỡi thường gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, ít có cảm giác thèm ăn, nên họ ăn rất ít. Nếu như ăn những thực phẩm có ít dinh dưỡng thì cơ thể sẽ không đủ sức chống chọi với bệnh tật. Do vậy, cần ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng và năng lượng cho người bị ung thư lưỡi.
- Ghi nhớ bị ung thư lưỡi nên tránh ăn gì và nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe.
- Có thể ăn ít, nhưng nên ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.
- Trong bữa ăn, cần có các món canh, sốt, hoặc có nước lọc, nước ép hoa quả,.... sẽ hỗ trợ bệnh nhân nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
- Khi chế biến thức ăn cần cắt nhỏ, nấu mềm. Khuyến khích ăn các món hầm giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu.
- Món ăn cần đa dạng, có màu sắc, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, thay đổi món ăn liên tục để kích thích cảm giác thèm ăn ở bệnh nhân. Có thể ăn cùng bạn bè, gia đình để tăng hứng thú ăn uống.
- Để giảm đau, bệnh nhân ung thư lưỡi có thể uống nước lạnh, sữa lạnh, nước lạnh, sinh tố lạnh,... Ăn các món ăn mát như thạch, sữa chua. Thậm chí bạn có thể ngậm đá, ăn kem, ăn đá bào nếu như tình trạng đau ở lưỡi quá trầm trọng và khó chịu.
Việc ăn uống có vai trò rất quan trọng trong quá trình chữa trị và phục hồi của người bệnh. Việc tránh các món ăn không có lợi là cần thiết. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên kiêng khem quá nghiêm ngặt, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn uống đầy đủ sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng và dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ bị ung thư lưỡi nên tránh ăn gì và nên ăn gì để xây dựng 1 thực đơn đúng đắn và khoa học nhất.