Nguồn thực phẩm đưa vào cơ thể ảnh hưởng tới quá trình chữa trị trào ngược dạ dày bởi đây là một bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên, câu hỏi trào ngược dạ dày nên ăn gì cho tốt lại thường bị bệnh bỏ lơi, dẫn tới quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Nếu bạn cũng là một bệnh nhân như vậy, hãy tham khảo một vài gợi ý của chúng tôi dưới đây.
Bệnh nhân mắc các bệnh tiêu hóa không xa lạ gì với bánh mì (Ảnh: Bepgiadinh.com)
Với công thức được làm từ bột mì, bánh mì luôn được coi như người bạn thân của những người mắc bệnh liên quan tới dạ dày. Danh sách trào ngược dạ dày nên ăn gì cũng không phải ngoại lệ.
Khả năng hút acid của bánh mì giúp hạn chế lượng acid tồn tại trong dạ dày. Các tổn thương do acid gây nên vì thế cũng khó xuất hiện hơn.
Đậu đỏ là một trong nhiều loại đỗ, đậu có lợi cho việc chữa trị bệnh trào ngược dạ dày (Ảnh: JAMJA)
Các loại đỗ, đậu có nhiều amino acid và chất xơ có lợi cho con người. Các chuyên gia đều khuyên bệnh nhân trào ngược dạ dày nên dùng đỗ, đậu thường xuyên để làm lợi hệ tiêu hóa.
Một vài loại đậu lại ẩn chứa nguy cơ gây nên chứng đầy hơi như: đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu tương,…Nguyên nhân xuất phát từ nguồn carbohydrat phức hợp trong đậu. Tuy nhiên, chỉ cần ngâm hạt đậu khô qua đêm trước khi sử dụng là nguy cơ này sẽ giảm bớt. Sử dụng lượng nhỏ để cơ thể dần thích ứng sẽ tốt hơn cho cơ thể. Vậy nên, hãy ghi nhớ các loại đỗ, đậu ưa thích của bạn vào danh sách trào ngược dạ dày nên ăn gì nhé!
Trong dân gian, các bài thuốc làm từ nghệ và gừng đã tồn tại bền vững trong phương thức chữa trị của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nghệ và gừng cũng có công dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày.
Nghệ vàng và gừng, hai gương mặt tiêu biểu trong danh sách trào ngược dạ dày nên ăn gì (Ảnh: Soha)
Sở hữu trong mình đặc tính chống viêm tự nhiên, hai nguồn thảo dược thiên nhiên này có thể khắc phục được các bệnh lý của hệ tiêu hóa. Bệnh nhân có thể sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như uống, viên nén,…
Cho tới thời điểm hiện tại, giới khoa học cũng đã nghiên cứu thành công và chiết xuất được hoạt chất nano curcumin từ nghệ vàng. Nếu bạn không hiểu rõ trào ngược dạ dày nên ăn gì, bạn có thể dùng thuốc. Công nghệ nano giúp hiệu quả điều trị bệnh tăng lên hơn 40 lần so với tinh bột nghệ hay nghệ tươi thông thường.
Bột yến mạch có nhiều công dụng khác nhau (Ảnh: Gocom)
Nếu thường xuyên làm đẹp, chữa bệnh tim mạch, mọi người đều biết công dụng tuyệt vời của yến mạch như thế nào. Hơn thế nữa, bột yến mạch cũng có thể chữa trị tình trạng trào ngược dạ dày.
Sử dụng yến mạch thường xuyên vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể được cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào chất lượng cao. Lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài cũng được hấp thụ tốt nhờ công dụng của chất xơ tự nhiên.
Dưa hấu có khả năng trung hòa acid dư thừa rất tốt (Ảnh: Benhduongtieuhoa.net)
Khả năng trung hòa acid dư thừa trong dạ dày giúp dưa gang, dưa hấu nằm trong danh sách bệnh nhân trào ngược dạ dày nên dùng của rất nhiều bác sĩ. Không chỉ trào ngược dạ dày, nhiều bệnh dạ dày khác cũng có thể dùng hai loại thực phẩm trên để hỗ trợ quá trình điều trị.
Nếu dùng dưa gang, dưa hấu, bệnh nhân sẽ không còn phải lo lắng với câu hỏi trào ngược dạ dày nên ăn gì. Bởi với hai nguồn thực phẩm này, cơ thể bệnh nhân sẽ vừa được cung cấp nguồn vitamin dồi dào vừa hạn chế được tình trạng ợ nóng, ợ chua tới từ bệnh trào ngược dạ dày.
Sữa và sữa chua nếu dùng đúng cách sẽ rất có lợi cho sức khỏe (Ảnh: Thanh Niên)
Trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Sữa cũng sở hữu khả năng bão hòa acid trong dạ dày mà vẫn không ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Vậy nên, bệnh nhân trào ngược dạ dày nên dùng sữa thường xuyên.
Dẫu vậy, bệnh nhân cũng cần chú ý một vài điều khi dùng sữa. Việc sử dụng sữa khi mới ngủ dậy hoặc đói bụng là điều không nên. Thời điểm dùng sữa tốt nhất vào khoảng sau 2 giờ tính từ lúc ăn xong. Sữa khi uống phái ấm, không nên lạnh quá hoặc nóng quá.
Bên cạnh đó, sữa chua cũng là một nguồn thực phẩm được khuyên dùng trong danh sách trào ngược dạ dày nên ăn gì. Men tiêu hóa lợi khuẩn trong sữa chua sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa làm dạ dày rỗng nhanh hơn.