Bệnh nhân tái tạo lưỡi sau ung thư có nói chuyện bình thường được không?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Bệnh nhân tái tạo lưỡi sau ung thư có nói chuyện bình thường được không?
Phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi có ý nghĩa quan trọng giúp bệnh nhân ung thư lưỡi lấy lại các chức năng do lưỡi phụ trách, trong đó có chức năng phát âm, giao tiếp bằng giọng nói.

1. Tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi

Để điều trị cho bệnh nhân ung thư lưỡi, phẫu thuật cắt bỏ một phần lưỡi là một phương pháp thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần lưỡi để điều trị ung thư lưỡi sẽ khiến thể tích lưỡi của bệnh nhân suy giảm gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh lí và thẩm mỹ. Vì vậy, cần phải tạo hình và tái tạo lưỡi ung thư lưỡi cho bệnh nhân.

Hiện nay để thực hiện phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi cho bệnh nhân có rất nhiều phương pháp khác nhau đang được ứng dụng trên lâm sàng như ghép vạt da, ghép vạt cơ, và ghép vạt tự do. Việc lựa chọn phương pháp tạo hình tái tạo lưỡi ung thư lưỡi nào cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương do phẫu thuật và kỹ thuật phẫu thuật tại nơi điều trị.

Đối với các bệnh nhân có khuyết hổng lưỡi sau phẫu thuật nhỏ hơn 50%, phương pháp thường dùng là ghép vạt da và mặt cắt. Đối với những bệnh nhân có tổn thương lớn hơn 50%, thường phải tái tạo lại lưỡi bằng những phương pháp phức tạp hơn như kết hợp ghép da và vạt tự do, hoặc ghép vạt cơ,...

Nhờ sự phát triển của y học và các kỹ thuật phẫu thuật nên phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi cho bệnh nhân ngày càng trở nên an toàn và thời gian phục hồi của bệnh nhân được rút ngắn đi rất nhiều.

Nhưng dù đã trở nên an toàn hơn, trong quá trình thực hiện tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi vẫn có những nguy cơ nhất định mà bệnh nhân có thể phải đối mặt như sự nhiễm trùng, chảy máu, hoại tử tại nơi nhận mảnh ghép hoặc nơi cho mảnh ghép,....

2. Sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi trong ung thư lưỡi bệnh nhân có nói chuyện bình thường không?

Do mục đích của phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi là giúp bệnh nhân hồi phục tối đa chức năng của lưỡi sau phẫu thuật. Vì thế khả năng phát âm, nói chuyện của bệnh nhân sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi luôn là một trong các vấn đề được những bác sĩ quan tâm hàng đầu.

Việc phát âm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có các yếu tố liên quan đến lưỡi như thể tích lưỡi, độ linh động của lưỡi, hình dạng lưỡi,... Tuy nhiên, cả khi bệnh nhân đã được phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi thì hồi phục hoàn hảo lưỡi 100% như ban đầu là điều không thể. Vì vậy, ảnh hưởng nhất định đối với phát âm của người bệnh là khó tránh khỏi.

Những ảnh hưởng đến phát âm mà người bệnh thường gặp phải sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi là nói ngọng hoặc chưa sự khó khăn khi phát âm do chưa quen sau phẫu thuật. Các âm thanh bệnh nhân hay gặp lỗi khi phát âm sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi là các âm bật, âm mũi, và những vần cần có sự kết hợp phần giữa lưỡi và cuối lưỡi.

Tuy nhiên hầu hết các sự ảnh hưởng phát âm này đều có thể được cải thiện qua thời gian, sau khi bệnh nhân đã làm quen và thích ứng với lưỡi đã được tái tạo để có thể điều chỉnh lưỡi chuẩn xác hơn khi phát âm.

Có thể thấy rằng, tuy việc ảnh hưởng đến phát âm của người bệnh sau phẫu thuật tạo hình tái tạo lưỡi là khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên những ảnh hưởng này đều không quá lớn và ảnh hưởng nhiều đến chức năng nói của bệnh nhân. Để phục hồi chức năng nói tốt, người bệnh cần tham vấn bác sĩ để được hướng dấn phục hồi chức năng bằng những phương pháp thích hợp.


Tác giả: Quang Nam