Bệnh nhân sau điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Bệnh nhân sau điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không?
Bên cạnh những tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn và nôn, khô da,..., việc điều trị ung thư cổ tử cung có thể khiến chị em mất khả năng sinh sản. Vậy sau điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất ở phụ nữ. Theo thống kê, mỗi năm, toàn thế giới ghi nhận khoảng 500.000 ca mắc mới, và khoảng 250.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có khả năng chữa khỏi và có thể phòng ngừa được nếu các chị em ở độ tuổi sinh sản và đã có quan hệ tình dục xét nghiệm Pap smear 3 năm/lần. Ngoài ra, thực hiện thêm xét nghiệm HPV test, tiêm phòng virus HPV và thăm khám phụ khoa định kỳ.

Song, trên thực tế, hầu hết các ca mắc bệnh đều được phát hiện khi ung thư cổ tử cung đã di căn, và số phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung đang lên theo cấp số nhân. Lý do bởi ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng để người bệnh dễ dàng phát hiện. 

Các yếu tố nguy cơ khiến chị em dễ mắc phải ung thư cổ tử cung bao gồm: 

- Hút thuốc.

- Quan hệ tình dục khi còn chưa thành niên.

- Quan hệ tình dục với nhiều người.

- Sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai đường uống.

- Nhiễm virus HPV.

- Gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung gồm phương pháp phẫu thuật, phương pháp xạ trị và phương pháp hóa trị. Tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh, giai đoạn bệnh phát triển và mức độ lây lan của tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Khi để ung thư cổ tử cung càng tiến triển, việc điều trị ngày càng trở nên khó khăn. Hơn nữa, những phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung cũng khiến người bệnh phải chịu các tác dụng phụ. 

Bên cạnh những tác dụng phụ như rụng tóc, khô, đỏ và ngứa da, buồn nôn và nôn, cơ thể mệt mỏi,..., thì còn có thể khiến các chị em mất khả năng mang thai sau điều trị ung thư cổ tử cung. Vì vậy, câu hỏi "Sau điều trị, người bệnh ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không?" là câu hỏi không ít chị em thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về khả năng sau điều trị bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không.

Sau điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không?

Theo các chuyên gia, việc lên kế hoạch mang thai sau điều trị ung thư cổ tử cung có thể gặp nhiều khó khăn. Khả năng sau điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không phải phụ thuộc vào mức độ cổ tử cung bị tổn thương, cũng như mức độ cổ tử cung và tử cung có thể bị cắt bỏ. Trong trường hợp, ung thư cổ tử cung lây lan sâu hơn vào bên trong thì có thể người bệnh cần cắt bỏ tử cung. Với trường hợp này, mang thai sau điều trị ung thư cổ tử cung là không thể.

Trong các trường hợp khác, khi ung thư có thể đã lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể như xương, phổi, trực tràng,..., phương pháp phẫu thuật có thể không phải là phương pháp hiệu quả. Bởi nó có thể khiến tế bào ung thư lây lan nhanh hơn. Khi đó, hóa trị và xạ trị là những phương pháp có khả năng loại bỏ các tế bào ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, đôi khi, sử dụng phương pháp điều trị cổ tử cung được bảo tồn sau điều trị, xạ trị và hóa trị cũng khiến cổ tử cung bị co lại và tiêu diệt trứng trong buồng trứng và khiến cho việc mang thai sau điều trị ung thư cổ tử cung trở thành không thể.

2. Có phương pháp nào để sau điều trị bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không? 

Câu trả lời là có. Trên thực tế, không phải không có phương pháp để các chị em có thể mang thai sau điều trị ung thư cổ tử cung. Nếu được chẩn đoạn bệnh sớm, bệnh nhân nên tư vấn ý kiến của bác sĩ để tìm cách duy trì khả năng mang thai sau này. Hoặc các chị em có thể lựa chọn phương thức đông lạnh trứng, nhờ mang thai hộ hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.


Tác giả: DNA