Gai cột sống là căn bệnh xuất hiện khi thân đốt sống, đĩa sụn, dầy chằng quanh khớp mọc thêm các đốt xương. Nguyên nhân của bệnh tới từ tình trạng viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi ở các gân tiếp xúc đốt sống, dây chằng hay các chấn thương.
Tình trạng viêm khớp lâu ngày khiến sụn bị hao mòn dần. Cuối cùng, hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát với nhau, hình thành các gai xương.
Còn sự lắng đọng canxi lại hay xuất hiện ở người cao tuổi. Canxi được lắng dọng dưới dạng calcipyrophosphat. Đồng thời, chúng khiến sụn mất lượng lớn nước (80% sụn là nước) và một số chất bị biến đổi. Điều này làm sụn khớp trở nên vô cùng mong manh, dễ bị canxi hóa.
Chấn thương có thể tới với bất kỳ ai. Để phản ứng lại các chấn thương đó, cơ thể sẽ tìm cách sửa chữa các vết thương. Từ đây, gai cột sống bắt đầu được hình thành.
Thông thường, khi đã phát hiện ra bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vai, cổ, thắt lưng do gai tiếp xúc với dân thần kinh. Lâu dần, các cơn đau bắt đầu lan xuống chân tay làm ảnh hưởng quá trình vận động.
Sự khó khăn trong vận động khiến bệnh nhân muốn tìm phương pháp chữa trị hữu hiệu và nhanh chóng nhất có thể. Điều này lý giải tại sao điều trị gai cột sống bằng phẫu thuật lại trở thành lựa chọn phổ biến trong suy nghĩ của bệnh nhân.
Điều trị gai cột sống bằng phẫu thuật đòi hỏi yêu cầu cao về bác sĩ, bệnh nhân và cơ sở y tế phụ trợ. Các bước tiến hành nhanh, gọn và hiệu quả. Các gai cột sống thường được loại bỏ nhanh chóng. Thời gian điều trị và phục hồi bệnh lại không quá dài với các phác đồ thực hiện rõ ràng.
Bên cạnh hiệu quả, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác nhau. Nổi bật trong đó là nguy cơ tái phát bệnh dễ dàng.
Phẫu thuật gai cột sống chỉ loại bỏ tức thời các gai cột sống khỏi cơ thể con người. Tức là nó giải quyết phần ngọn, chứ không phải tận gốc. Sau một thời gian, gai cột sống sẽ lại phát triển bình thường từ các gốc trước đây.
Phẫu thuật giúp bệnh nhân nhanh chóng quay lại cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, một thời gian sau, dưới sức ép của các vận động thường nhật, các gai xương lại âm thầm tiếp tục mọc ra. Bệnh gai cột sống vì vậy lại tái phát.
Thời gian tái phát đa dạng, có thể vài tháng hoặc vài năm tính từ lúc phẫu thuật. Khi tái phát, tình trạng bệnh có khả năng còn nặng hơn lúc trước. Bởi sự phát triển của bệnh vẫn như vậy trong khi sức khỏe bệnh nhân đã suy yếu sau một thời gian điều trị.
Bên cạnh đó, điều trị gai cột sống bằng phẫu thuật còn mang lại một số tác dụng phụ khác. Nhẹ thì chỉ là các biểu hiện sinh lý dễ phát hiện. Nặng hơn, bệnh nhân có thể mắc phải các căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.
Nhận xét chung về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng bệnh nhân cần thận trọng khi điều trị gai cột sống bằng phẫu thuật. Đây không phải phương pháp duy nhất để chữa bệnh. Chỉ có những trường hợp không còn cách nào khác mới nên dùng cách này. Các trường hợp bệnh chưa phát triển có thể dùng các phương pháp khác nhau như uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt,…
Tỉ lệ tái phát của điều trị gai cột sống bằng phẫu thuật khá cao, có thể kéo dài hàng năm trời. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu tâm vấn đề này để lựa chọn phương thức chữa bệnh đúng cách!