Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để giúp ích cho hô hấp?

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để giúp ích cho hô hấp?
Bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính cần đảm bảo giữ đủ nước cho cơ thể, tuy nhiên không phải thức uống nào cũng phù hợp. Dưới đây là câu trả lời của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ về việc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì thì tốt.

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình hô hấp của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Chế độ này bao gồm cả thức ăn lẫn đồ uống. Ngoài việc chăm chút bữa ăn, thức uống cũng vô cùng quan trọng đối với người bệnh.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì thì tốt nhất. Sau đó, cân nhắc lựa chọn cũng như theo dõi phản ứng cơ thể khi nạp vào các loại đồ uống khác nhau.

1. Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để giữ nước cho cơ thể?

1.1. Uống nước lọc

Khi nói việc giữ đủ nước cho cơ thể, loại thức uống đầu tiên được lựa chọn chính là nước lọc. Uống đủ nước giúp làm loãng các chất nhầy trong cơ thể ví dụ như đờm, từ đó giúp người bệnh COPD dễ đào thải chúng ra ngoài hơn.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để giúp ích cho hô hấp? - Ảnh 1.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để giữ nước cho cơ thể - Ảnh: Lunginstitute

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ khuyến nghị, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống từ 6-8 cốc nước lọc mỗi ngày.

Tuy nhiên, nhu cầu uống nước của mỗi người là khác nhau tùy vào chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc men, sức khỏe và môi trường sống. Vì vậy hãy tham khảo đánh giá của bác sĩ về lượng nước bạn cần uống mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo cách tính lượng nước cần uống đối với từng người TẠI ĐÂY.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để giúp ích cho hô hấp? - Ảnh 2.

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống từ 6-8 cốc nước lọc mỗi ngày – Ảnh: Medicalnewstoday

1.2. Sữa bổ sung Canxi và Vitamin D

Những người mắc COPD có thể cần dúng steroid để kiểm soát tình trạng bệnh của họ. Steroid làm tăng nhu cầu canxi của cơ thể, chính vì vậy điều quan trọng là người bệnh cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất thiết yếu này thông qua chế độ ăn uống của mình.

Bạn cần tham khảo bác sĩ để biết được bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để có được lượng canxi và vitamin D cần thiết. Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Mỹ năm 2010 cho phép người lớn uống 3 cốc sữa không béo hoặc ít béo mỗi ngày. Sữa là một nguồn vitaim D và canxi dồi dào.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp với sữa, nhất là các sản phẩm từ sữa có chứa nhiều đường. Sữa không đường ít béo là lựa chọn tốt hơn cho người mắc COPD.

1.3. Đồ uống không chứa caffein

Theo Cleveland Clinic, caffeine có trong các loại đồ uống như cà phê, trà, sữa sô-cô-la và nước cola có thể gây phản ứng không tốt đối với một số loại thuốc của người bệnh COPD. Vậy nên thay vào đó, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tĩnh nên uống các loại đồ uống không chứa caffeine.

Các loại đồ uống không chứa caffeine được khuyến nghị như sữa không đường, trà thảo mộc, trà đen, nước ép rau củ 100%, các loại sữa hạt và nước ép trái cây.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để giúp ích cho hô hấp? - Ảnh 3.

Bệnh nhân COPD nên uống các loại thức uống không chứa caffeine - Ảnh: Wellness-trends

Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là các loại nước ép trái cây lại chứa khá nhiều calo. Nếu bạn đang cần giảm cân, không nên uống quá nhiều nước ép mà chỉ hạn chế ở mức vừa phải. Nước ép trái cây cũng không phù hợp đối với người mắc bệnh trào ngược axit.

Tốt nhất, bạn nên chọn các loại thức uống có hàm lượng calo thấp như trà thảo mộc. Hoặc cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng xem bệnh phổi tắc nghẽn nên uống gì, sau đó lên thực đơn nước uống phù hợp.

1.4. Nước uống dinh dưỡng y học

Căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính làm tăng nhu cầu calo của cơ thể. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của người bị COPD thường yêu cầu cao về năng lượng hơn so với người bình thường.

Tuy nhiên, cũng có một số người bệnh gặp khó khăn trong việc gia tăng lượng thức ăn để đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng cần thiết. Lúc này, thức uống dinh dưỡng y học sẽ là nguồn calo, protein, vitamin và khoáng chất lý tưởng nhất cho người bệnh. Bác sĩ sẽ giúp bạn chọn ra thức uống phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể bạn cần.

Phòng khám Cleveland cũng cho hay, thức uống dinh dưỡng này được chỉ định dùng xen kẽ với bữa ăn chứ không thể hoàn toàn thay thế thức ăn của người bệnh.

2. Thức uống giúp cân bằng điện giải và hydrat hóa

2.1. Phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì giúp duy trì hydrat hóa?

Bạn có thể uống nước ép từ nhiều loại rau củ để đảm bảo được lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân COPD có thể sử dụng nước ép một số loại rau quả như: dưa leo, rau cần tây, củ cải, chà chua, ớt chuông, rau cải bó xôi, cà rốt…

Mặc dù các loại rau củ quả kể trên có hàm lượng nước cao nhưng chúng cũng mang đến một nguồn dinh dưỡng quan trọng. Ví dụ như cần tây chưa nhiều folate, vitamin A, C và K. Trong khi đó, dưa hấu chứa rất nhiều chất chồng oxy hóa và lycopene… Vì vậy bạn có thể lựa chọn các thức uống kể trên để duy trì lượng hydrat hóa, giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân COPD.

2.2. Thức uống giúp cân bằng điện giải

Giữ đủ nước khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không đơn thuần chỉ là uống đủ nước. Nó cũng đồng nghĩa với việc bạn cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nước để duy trì sự cân bằng lành mạnh của các chất điện giải trong cơ thể.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để giúp ích cho hô hấp? - Ảnh 4.

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để bổ sung chất điện giải? Ảnh: Sustainability

Khi bị mất nước, người bệnh COPD cũng có thể bị mất cân bằng điện giải. Chất điện giải này vô cùng quan trọng bởi nó là các khoáng chất tích điện, giúp điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Ngoài ra, hoạt động của các cơ và nồng độ pH cũng phụ thuộc vào chất điện giải.

Vậy bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên uống gì để bổ sung chất điện giải trong khi hydrat hóa? Câu trả lời đó chính là các loại nước uống chứa kali, magie, canxi và natri.

Bạn có thể uống sinh tố chuối, nước cam, sữa hạnh nhân để cung cấp thêm kali. Ngũ cốc nguyên cám, nước ép chuối, sữa hạnh nhân nếu cần magie. Cuối cùng, hãy thử sữa gạo, sữa đậu nành, nước ép cải xoăn nếu bạn có nhu cầu bổ sung canxi.

Tuy nhiên, bạn không nên tự động điều chỉnh chế độ uống mà cần thảo luận với bác sĩ về nhu cầu hydrat hóa của cơ thể trước. Bác sĩ điều trị của bạn hoặc chuyên gia y tế sẽ kiểm tra và lên kế hoạch cụ thể cho mỗi trường hợp khác nhau.

Nguồn dịch:

1. https://lunginstitute.com/blog/staying-hydrated-copd/

2. https://oureverydaylife.com/485311-the-best-fluids-to-drink-with-copd.html

3. https://lunginstitute.com/blog/the-best-drink-options-for-copd-patients/


Tác giả: Tiểu Quyên