Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không?

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không?
Sinh tố là một trong những thức uống phổ biến trên toàn thế giới, loại nước uống này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không?

Đối với bất kỳ bệnh nhân phổi bắc nghẽn mãn tính (COPD) nào, việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh là nhiệm vụ tương đối khó khăn. Bởi bệnh COPD gây nên tình trạng khó thở khiến người bệnh khó khăn trong các hoạt động thể chất, thậm chí là nỗ lực chuẩn bị bữa ăn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều lựa chọn thay thế nhằm bổ sung thêm chất dinh dưỡng lành mạnh và giảm thiểu thời gian chuẩn bị bữa ăn; giải pháp đó chính là sinh tố. Loại thức uống này được làm từ trái cây và rau củ nên mang đến khá nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Tuy nhiên, bệnh nhân tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? Cùng tìm hiểu lợi ích của các loại sinh tố đối với sức khỏe người bệnh.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh 1.

Bệnh nhân tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh: Opd.newlifeoutlook

1. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không?

Câu trả lời là có. Người bệnh COPD hoàn toàn có thể lựa chọn sinh tố như một thức uống bổ sung lành mạnh vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Dưới đây là lợi ích cụ thể của loại thức uống này cho bệnh nhân COPD:

1.1. Mang đến nhiều vitamin và khoáng chất

Sinh tố thường được làm từ trái cây và rau quả, những thực phẩm này mang đến khá nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho phổi của bệnh nhận COPD. Một ly sinh tố có hàm lượng carb thấp sẽ là lý tưởng cho bệnh nhân COPD có được nhiều dinh dưỡng mà không lo bị viêm do thực phẩm chứa nhiều đường. Tốt nhất, nên tránh những loại trái cây quá ngọt và quả mọng.

Đơn cứ như quả việt quất chứa nhiều kali, vitamin B6 và vitamin C nên rất phù hợp cho người bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, rau cải bó xôi cũng là thực phẩm tốt cho một cốc sinh tố, nó đem lại magie, vitamin C và vitamin E cho cơ thể người bệnh.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh 2.

Các vitamin trong sinh tố giúp bệnh nhân COPD tăng cường hệ thống miễn dịch - Ảnh: Coloncancertaskforce

Các vitamin và khoáng chất kể trên có thể giúp bệnh nhân COPD tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi.

1.2. Hàm lượng chất xơ cao

Vì sinh tố thường có thành phần chính là trái cây và rau nên đây sẽ là thức uống đem lại cho bệnh nhân COPD nguồn chất xơ dồi dào. Bổ sung đủ chất xơ hàng ngày là vô cùng quan trọng bởi chất xơ có đặc tính chống viêm hiệu quả; giúp làm giảm viêm phổi của người bệnh.

Các loại trái cây giàu chất xơ và tốt cho phổi có thể kể đến như: mâm xôi, dâu tây, rau cải bó xôi và cần tây.

1.3. Hàm lượng lớn chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa cũng rất quan trọng với bệnh nhân COPD vì chúng giúp cơ thể chống lại các phân tử gọi là gốc tự do gây viêm. Các gốc tự do hình thành từ hoạt động tự nhiên của các tế bào trong cơ thể người bệnh và hút thuốc cũng làm tăng các gốc tự do gây viêm.

Một số chất chống oxy hóa bạn có thể nhận được từ các thành phần lành mạnh có trong sinh tố như vitamin C, A và E. Uống sinh tố có thể là một cách để bệnh nhân COPD nhận được nhiều chất chống oxy hóa, và sau đó chúng có thể phát huy tác dụng giúp cơ thể bạn chống viêm một cách tự nhiên. Đây cũng là đáp án chính xác cho câu hỏi phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không.

2. Loại sinh tố hàng đầu giúp cải thiện phổi của bệnh nhân COPD

Viện Sức khỏe Phổi Hoa Kỳ đã liệt kê ra danh sách các công thức sinh tố có lợi nhất cho sức khỏe của phổi, giúp bạn không bị khó thở mà còn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không, bác sĩ sẽ đưa ra câu trả lời loại sinh tố nào phù hợp với cơ thể của bạn.

Dưới đây là 4 công thức sinh tố tốt cho phổi từ Viện Sức khỏe Phổi Hoa Kỳ:

2.1. Sinh tố thanh lọc cơ thể dùng cho bữa sáng

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần kali có trong chuối mang đến khá nhiều lợi ích cho tim mạch; quả mâm xôi nổi tiếng bởi đặc tính chống viêm giúp giảm viêm đường hô hấp.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh 3.

Sinh tố thanh lọc cơ thể dùng cho bữa sáng - Ảnh: Lunginstitute

Nếu kết hợp hai loại quả này với chất chống oxy của quả xoài, dứa, nước cốt chanh và chất điện giải có trong nước dừa; người bệnh sẽ có được món sinh tố hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới khỏe mạnh.

Thành phần cần chuẩn bị:

1 quả chuối đông lạnh

½ cốc xoài đông lạnh

½ cốc dứa (hay còn gọi là thơm, khóm)

½ chén quả mâm xôi đông lạnh

1 cốc nước dừa

Một ít nước cốt chanh

Hướng dẫn thực hiện:

Cho chuối, xoài, dứa, mâm xôi và nước cốt chanh vào máy xay. Sau khi xay nhuyễn hỗn hợp, cho nước dừa vào và nhấn nút thêm 30 giây là được. Cuối cùng, bạn chỉ cần đổ ra ly và từ từ thưởng thức hỗn hợp siêu ngon và siêu lành mạnh này.

2.2. Sinh tố củ cải

Mặc dù củ cải là loại củ có vị cay nhưng nó là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Củ cải cũng có thể giúp điều chỉnh huyết áp, làm giảm tắc nghẽn và ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như hen suyễn hoặc viêm phế quản.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh 4.

Sinh tố củ cải giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp - Ảnh: Lunginstitute

Thành phần cần chuẩn bị:

1 củ cải

½ chén rau mầm hỗn hợp: hướng dương, củ cải mầm

½ chén lá củ cải xắt nhỏ

1 quả chuối chín

½ muỗng quả mâm xôi tươi hoặc đông lạnh

½ muỗng dâu tây tươi hoặc đông lạnh

1 cốc nước dừa

½ cốc nước cốt dừa

1 ít muối

Hướng dẫn thực hiện:

Cho củ cải, rau mầm và lá củ cải vào máy xay. Tiếp theo, cho thêm nước dừa vào và xay trong khoảng 30 giây để hỗn hợp được nhuyễn. Sau đó, cho vào các loại quả, muối và nước cốt dừa. Xay lại lần nữa đến khi hỗn hợp sánh mịn là có thể đổ ra ly để dùng ngay.

2.3. Sinh tố củ dền, táo và mâm xôi đen

Mặc dù ít được biết đến nhưng củ dền được xem là nguồn kali tự nhiên dồi dào. Trong khi đó, gừng và quả mâm xôi được biết đến với hợp chất chống viêm. Kết hợp củ dền, gừng, mâm xôi và chất chống oxy hóa quercetin có trong vỏ táo sẽ tạo nên hỗn hợp sinh tố phù hợp cho sức khỏe của phổi; đồng thời giúp chữa lành cơ thể từ bên trong.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh 5.

Sinh tố củ dền, táo và mâm xôi đen - Ảnh: Lunginstitute

Thành phần cần có:

3 củ dền nhỏ

2-3 quả táo

1 cốc mâm xôi đen

1 miếng gừng nhỏ

1 cốc nhỏ nước dừa

Hướng dẫn thực hiện:

Cho củ dền, táo, mâm xôi và gừng vào máy xay và xay đều. Cuối cùng, cho nước dừa vào và xay thêm trong khoảng 30 giây để hỗn hợp được đồng nhất là được.

2.4. Sinh tố chống viêm

Viêm là nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó thở trong COPD, nên các vitamin và dinh dưỡng tự nhiên có đặc tính chống viêm được xem là chìa khóa giúp giảm triệu chứng này.

Đặc tính chống viêm tự nhiên hàng đầu phải kể đến nghệ và gừng. Một ly sinh tố với thành phần là gừng, nghệ và các chất chống oxy hóa trong cam, chanh, cần tây và cà rốt sẽ tạo nên hỗn hợp chống viêm hàng đầu. Đây là đáp án tốt nhất cho thắc mắc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh 6.

Sinh tố chống viêm hàng đầu cho bệnh nhân COPD - Ảnh: Lunginstitute

Thành phần cần chuẩn bị:

1 ít nghệ tươi (tầm 2cm)

4 củ cà rốt nhỏ

1 cm gừng tươi

1 quả cam

½ quả chanh

3 cọng cần tây

Hướng dẫn thực hiện:

Thao tác cho ly sinh tố chống viêm này vô cùng đơn giản, chỉ cần cho tất cả các thành phần đã chuẩn bị vào máy xay và xay đều là được. Bạn có thể uống ngay hoặc chia nhỏ uống làm nhiều lần.

Mặc dù các loại sinh tố đều khá tốt cho sức khỏe và giúp hỗ trợ người bệnh COPD ngăn ngừa sự tiến triển xấu của bệnh, nhưng không chỉ nên uống ở mức độ vừa phải và uống khi thực phẩm còn tươi ngon.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh 7.

Hỏi bác sĩ về việc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không? - Ảnh: Shape

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên chọn lựa các loại rau củ nhiều chất xơ, giàu các chất chống viêm, chống oxy hòa. Nên tránh những loại quả mọng, quả ngọt chứa nhiều đường và các loại trái cây làm tăng triệu chứng trào ngược axit; nhất là với bệnh nhân COPD có bệnh dạ dày từ trước đó.

Cuối cùng, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi bất kỳ điều gì trong chế độ ăn uống. Hãy hỏi bác sĩ về việc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có nên uống sinh tố không trước khi bắt tay vào việc thực hiện. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng giúp tránh được các đợt bùng phát của COPD.

Nguồn tham khảo: https://lunginstitute.com/blog/3-benefits-smoothies-offer-to-copd-patients/

https://lunginstitute.com/blog/top-4-juices-to-improve-your-lungs/


Tác giả: Tiểu Quyên