Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng có khỏi hẳn được không?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng có khỏi hẳn được không?
Tôi mới đi khám thì được các Bác sĩ chẩn đoán là mình bị mắc viêm mũi dị ứng, tôi nghe nói bệnh này là bệnh mãn tính nên rất lo lắng không biết bệnh bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng có chữa được không?

1. Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng có khỏi hẳn được không?

Với câu hỏi này của bạn, các Bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những chứng bệnh thường gặp nhất ở đường hô hấp, hiện nay có tới 17 – 25% dân số có nguy cơ mắc chứng bệnh này, tỷ lệ mắc bệnh thường nằm ở nhóm đối tượng trẻ em và những người có cơ địa dị ứng. Bệnh có xu hướng tăng cao ở những nước đang phát triển có không khí ô nhiễm.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nặng tình trạng bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng có thể kể tới như thời tiết, cơ địa dị ứng, thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi, mùi xăng dầu,…Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng thường có một số biểu hiện như sau:

Ngứa mũi, bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng cũng có thể đi kèm với biểu hiện ngứa họng, ngứa tai và vòm họng.

Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng chảy nhiều nước mũi, ban đầu nước mũi trong sau đó đục dần nếu có tình trạng viêm mũi.

Nghẹt mũi cũng là một trong những dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, đồng thời bệnh nhân cũng có thể thấy một số dấu hiệu toàn thân như bệnh nhân mệt mỏi, buồn ngủ,…

Viêm mũi dị ứng tuy là bệnh mãn tính nhưng chúng tương đối lành tính và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà các Bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.

2. Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

2.1. Tránh để cơ thể tiếp xúc với dị nguyên

Hiện nay, biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng quan trọng nhất được nhiều người áp dụng nhất chính là dự phòng không để cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Để đề phòng việc người bệnh tiếp xúc với dị nguyên, bạn có thể áp dụng 2 biện pháp sau đây:

Kiểm soát môi trường hạn chế cho người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng: Để làm được điều này bệnh nhân nên đeo khẩu trang, thường xuyên rửa mũi bằng các dung dịch có tính sát khuẩn nhẹ như nước muối sinh lý để làm sạch mũi. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thường xuyên giặt chăn màn,… để tránh tiếp xúc với dị nguyên.

Bệnh nhân cũng cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ khiến bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng dễ bị tái phát hay trở nên nghiêm trọng hơn như khói thuốc, khói xe, mùi xăng dầu,… Những người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại nên thay đổi nghề nghiệp, đồng thời nên dùng khẩu trang, mặt nạ để hạn chế tiếp xúc với dị nguyên.

2.2. Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng nặng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc để điều trị. Dùng thuốc chống nghẹt mũi có thể sử dụng độc lập hay có sự kết hợp với những loại thuốc khác nhằm cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.

Hiện nay, một số thuốc có công dụng chống nghẹt mũi thường được sử dụng bao gồm Antihistamine,… Những loại thuốc này có khả năng làm cho bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng cảm thấy lo lắng, hồi hộp, mất ngủ,…

Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi bệnh nhân cũng không nên sử dụng quá 7 ngày liên tục vì chúng làm tổn thương lớp niêm mạc ở mũi, làm giảm đi hiệu quả điều trị ở các lần điều trị sau. Bệnh nhân có thể sử dụng đơn thuần Antihistamine hay phối hợp tùy thuộc vào chỉ định của các Bác sĩ điều trị.

Chỉ cần tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ cũng như có một lối sống lành mạnh, hạn chế để bản thân tiếp xúc với dị nguyên thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn chứng bệnh viêm mũi dị ứng là rất lớn.


Tác giả: Phạm Thị Mai