Bệnh nhân cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu?

Bệnh nhân cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu?
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan rất nhanh. Do đó, trong công tác phòng chống dịch, không chỉ yêu cầu các cá nhân khỏe mạnh tự bảo vệ mình. Mà bản thân bệnh nhân cũng cần có các biện pháp nhằm phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu.

1. Thủy đậu lây lan qua đường nào?

Để biết cách phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu, người bệnh cần hiểu rõ phương thức lây lan của căn bệnh này. Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Do đó, nó có phương thức lây nhiễm giống với đa số các căn bệnh do vi khuẩn, virus khác. Đường lây nhiễm chính của chúng là:

- Lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ như ôm, hôn, bắt tay,... với người bệnh.

- Lây gián tiếp qua không khí. Các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch từ nốt mụn nước thủy đậu có chứa virus bắn vào trong không khí. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các giọt dịch tiết này qua mắt, miệng hoặc các vết thương hở thì rất dễ bị lây bệnh.

- Lây gián tiếp qua các đồ vật. Khi bệnh nhân thủy đậu tiếp xúc với các đồ vật có thể để lại dịch tiết có chứa virus gây bệnh lên các đồ vật đó. Trong khi người khỏe mạnh chạm và đồ vật mới bị nhiễm dịch tiết này khiến virus bám dính lên tay. Tay chạm phải niêm mạc miệng, mắt hoặc các vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh.

 phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu

Nếu không có biện pháp phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu, bệnh rất dễ bùng nổ thành dịch. (Ảnh Internet)

Theo thống kê, có đến 90% người chưa từng bị thủy đậu sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc với 1 bệnh nhân. Có thể thấy sức lây nhiễm rất cao, nên ngoài việc người khỏe mạnh tự bảo vệ bản thân, phòng tránh lây nhiễm bệnh thủy đậu. Thì việc phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu từ phía bệnh nhân cũng vô cùng quan trọng.

2. Bệnh nhân cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu?

Theo các bác sĩ, người bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi da phát ban, xuất hiện các mụn nốt thủy đậu. Bệnh sẽ mất khả năng lây lan khi các nốt mụn thủy đậu khô lại và đóng vảy.

Do đó, để phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu thì bệnh nhân cần nằm trong phòng riêng, cách ly từ 7 - 10 ngày từ lúc phát hiện bệnh cho đến khi các mụn nước khô hoàn toàn và đã đóng vảy. Chú ý phòng riêng cần mát mẻ, thoáng khí, có đủ ánh sáng mặt trời.

Một điều nhiều người thắc mắc là Ở giai đoạn nào thì người bệnh thủy đậu có thể lây lan cho người khác?

Trong thời gian cách ly, người bệnh chỉ nên ở nhà, không đến các nơi công cộng, nơi có đông người. Trẻ em cần được nghỉ học, người lớn cần nghỉ làm. Từ chối các cuộc vui chơi, thăm hỏi. Tiếp xúc với càng ít người càng tốt để phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu.

 phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu.

Người bệnh cần được cách ly đểphòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu. (Ảnh Internet).

- Sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn, chăn gối, thìa, bát, đũa,... Những vật dụng này nên được làm sạch và khử khuẩn sau khi sử dụng.

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

- Tắm hàng ngày bằng nước ấm. Sau khi tắm xong lên đánh rửa bồn tắm, thau chậu, nhà tắm thật sạch sẽ. Tránh lưu lại virus sẽ lây bệnh cho người thân.

- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng. Thay giặt quần áo hàng ngày. Nên giặt quần áo bằng nước nóng và phơi ở nơi có ánh nắng để tiêu diệt virus, phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu.

- Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu trở nặng như mệt mỏi, thờ ơ, co giật, hôn mê, xuất huyết trên các nốt mụn nước,... thì cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị. Tốt nhất nên báo với các cơ sở y tế trước khi đến thăm khám. Khi đến bệnh viện cần đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác, không chạm vào các vật dụng trong bệnh viện,... để phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu.

Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân nên cố gắng nghỉ ngơi thật tốt. Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Điều này giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhanh chóng đánh bại bệnh tật. Rút ngắn thời gian bị bệnh cũng là cách giảm thiểu nguy cơ và phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng khi bị thủy đậu.


Tác giả: Mai Nhung