Bệnh nấm tai là gì?

Bệnh nấm tai là gì?
Vệ sinh kém, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển, trong đó có nấm tai. Vậy bệnh nấm tai là gì và nguyên nhân, dấu hiện và cách khắc phục như thế nào?

1. Bệnh nấm tai là gì?

Nấm tai là tình trạng nhiễm nấm chủ yếu chỉ ở ống tai ngoài và là căn bệnh tương đối phổ biến ở nước ta. Bệnh chiếm từ 5-10% trong bệnh viêm tai ngoài. Nấm tai chủ yếu gây ra bởi một loại nấm có aspergillus, thỉnh thoảng có candida albicans thường mọc trên một nền ráy tai ẩm nhiễm khuẩn. Bệnh sẽ gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm.

Bệnh nấm tai là gì-1

Nấm tai là tình trạng nhiễm nấm chủ yếu chỉ ở ống tai ngoài

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm tai

Dấu hiệu nhận biết phổ biến của bệnh nấm tai chính là ngứa tai, người bệnh nghiêng đầu phía tai lành về nơi phát âm nhằm nghe cho rõ.

- Ở giai đoạn đầu, nấm tai gây ngứa sâu trong tai với cảm giác sưng khó chịu. Đôi lúc bạn sẽ thấy có dịch chảy ra ngoài hoặc tai có dịch ướt màu nâu vàng khi ngoáy tai. Theo thời gian, lớp biểu bì ống tai bị bong tróc hòa trộn cùng với tổ chức nấm, từng bước hình thành vảy làm bít hẹp ống tai hoặc che lấp bề mặt màng nhĩ gây ra ù tai và thính lực bị giảm.

- Xuất hiện triệu chứng sưng đau trong tai, đau tăng lên khi kéo vành tai hay chỉ ấn bình tai nếu có nhiễm trùng cơ hội kết hợp gây viêm ống tai.

- Kết quả kiểm tra lâm sàng thường thấy từng đám hay một lớp trắng đục bám ở ống, màng tai; khối trắng đục lấp một phần hay cả ống tai ngoài; đôi khi kết thành một màng trắng khiến bạn dễ nhìn nhầm thành mủ tai tai trong trường hợp có viêm tai giữa kèm theo;

- Nếu sử dụng đèn soi chuyên dụng khi nhìn sâu vào trong tai thường thấy rõ tổ chức nấm mọc chi chít với đủ các loại màu như trắng, vàng, xám tro, đen như muội khói và có hình thái giống như nấm men.

- Nấm tai có thể có triệu chứng rõ, nhưng cũng có khi rất âm thầm và được phát hiện ngẫu nhiên. Do đó bạn cần chú ý đến những bất thường của cơ thể và đặc biệt quan tâm đến những thay đổi của trẻ nhằm sớm phát hiện và xử lý kịp thời.

Bệnh nấm tai là gì-2

Nấm tai có thể có triệu chứng rõ, nhưng cũng có khi rất âm thầm và được phát hiện ngẫu nhiên

3. Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh nấm tai

3.1. Nguyên nhân

Trong một số tài liệu y khoa không chỉ làm rõ bệnh nấm tai là gì mà còn liệt kê cụ thể, chi tiết những nguyên nhân khiên nấm tai xuất hiện và gây ra những hệ lụy, ảnh hưởng đến người bệnh. Nấm tai có thể tiến triển bán cấp tính hoặc mạn tính và theo sau có thể là viêm tai do nhiễm khuẩn.

Bệnh nấm tai xuất hiện chủ yếu do các loại nấm cơ hội như: Candida, Aspergillus niger, Dermatophytes, Mucoracae và Actinomyces gây ra.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nấm tai còn bởi:

Bản thân người bệnh không vệ sinh tai thường xuyên và đúng cách.

Dụng cụ vệ sinh tai, lấy ráy tai không sạch sẽ.

Môi trường ống tai ẩm ướt mở cơ hội cho nấm sinh sôi, phát triển.

Bạn sử dụng kháng sinh nhỏ tai trong thời gian dài.

Bạn đang mắc các bệnh suy giảm miễn dịch và các nhiễm khuẩn tại chỗ khác, chàm ống tai.

Phụ nữ bị nấm âm đạo không điều trị có thể bị nấm tai.

Bơi lội tại các bể bơi không đảm bảo vệ sinh.

Sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn trong sinh hoạt.

3.2. Đối tượng

Nấm tai là căn bệnh phổ biến tại các nước có khí hậu nóng, ẩm như Việt Nam. Tất cả các đối tượng đều có nguy cơ mắc căn bệnh này nếu bạn bỏ qua các nguyên nhân gây bệnh.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm tai có thể kể đến như:

Người không thường xuyên vệ sinh tai đúng cách.

Tạo môi trường ẩm ướt ở tai.

Người sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn, bơi tại các bể bơi bẩn.

Đối tượng mắc các bệnh suy giảm miễn dịch và các nhiễm khuẩn tại chỗ khác, chàm ống tai.

Bạn là người thường xuyên sử dụng kháng sinh.

Bệnh nấm tai thường gặp ở người đàn ông trên 35 tuổi, đặc biệt vào mùa nóng, bệnh càng có điều kiện thuận lợi để bùng phát. Nấm tai có thể gặp ở những người hoàn toàn lành mạnh, nhưng thường xảy ra ở những người thường xuyên sủ dụng kháng sinh, ráy tai nhiều và ẩm, va chạm ống tai như lấy ráy tai hay phẫu thuật ống tai ngoài, người suy dinh dưỡng.

Bệnh nấm tai là gì-3

Bệnh nấm tai thường gặp ở người đàn ông trên 35 tuổi

4. Điều trị nấm tai như thế nào?

Khi đã chẩn đoán là nấm tai, người bệnh sẽ được các bác sĩ tiến hành điều trị. Đầu tiên người bệnh cần được lấy bỏ tổ chức nấm và lau sạch ống tai và màng tai bằng cách làm ẩm nó và dùng que bông thấm tím gentian salycilic, hoặc dung dịch betadin 1%, làm liên tục vài ngày, mỗi ngày 1 đến 2 lần tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Người bệnh có thể dùng cồn acid salicylic 3%, xanh-methylen 2%,… để bôi vào niêm mạc ống tai hoặc dùng mỡ kháng nấm hay thổi bột acid boric vào tai để diệt vi nấm.

Một trong những yếu tố cơ bản dù là chữa triệu chứng hay điều trị tận gốc thì việc phải làm sạch những mảng vảy ở ống tai ngoài là điều tất yếu. Nấm tai thường dai dẳng và khó trị nên việc sử dụng đúng thuốc và điều trị phải dài ngày là điều thường thấy. Ngoài ra người bệnh có thể điều trị các bệnh chuyên khoa tai mũi họng khác phối hợp như viêm mũi họng, viêm tai giữa mạn tính, VA....

Bệnh nấm tai là gì-9

Người bệnh có thể dùng cồn acid salicylic 3%, xanh-methylen 2%,… để bôi vào niêm mạc ống tai

5. Phòng tránh nấm tai hiệu quả

Để có thể phòng tránh nấm tai, bạn tuyệt đối không để thợ cắt tóc lấy ráy tai, ngoáy tai bằng những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, hoặc không vệ sinh tai đúng cách. Do ráy tai đảm nhiệm vai trò bảo vệ thành ống tai nên bạn chỉ lấy ráy tai khi chúng quá nhiều và ảnh hưởng đến khả năng nghe.

Bên cạnh đó, vệ sinh tai hàng ngày là điều tất yếu, đặc biệt là sau khi bơi, tắm. Những người có tiền sử viêm tai nên tránh nước vào tai, có thể sử dụng bông y tế để nút tai khi bơi, tắm.

Giữ cho tai luôn được khô thoáng, sạch sẽ, không để nước lọt vào ống tai là biện pháp đơn giản để phòng ngừa nấm tai. Nếu cần làm nước chảy hết ra ngoài, bạn chỉ cần nghiêng đầu sang bên đó, giậm chân vài lần và dùng que bông gòn sạch thấm hút sạch nước trong tai.

Trường hợp bị nấm ở một bộ phận nào trên cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm tại bộ phận đó, tránh lây nhiễm sang nhiều vị trí khác trên người và tai. Nếu xuất hiện các dấu hiệu lâm sang bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

Bệnh nấm tai là gì-5

Giữ cho tai luôn được khô thoáng, sạch sẽ, không để nước lọt vào ống tai

6. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nấm tai

6.1. Bị nấm tai nên ăn gì?

Đây là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm. Nguyên nhân gây nấm tai là do môi trường trong tai ẩm ướt, vệ sinh kém tạo điều kiện cho vi nấm gây bệnh sinh trưởng và phát triển chứ không phông phải do cơ địa dị ứng nên bạn không phải kiêng bất cứ các thực phẩm nào và có thể sử dụng những thực phẩm như hàng ngày bạn đang sử dụng. Người bị bệnh nấm tai cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe.

6.2. Bị mắc bệnh nấm tai không nên ăn gì?

Tuy nhiên bạn vẫn nên tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá… không nên ăn các loại thực phẩm khô cứng vì chúng có thể ảnh hưởng đến đến vùng tai giữa của người bệnh, cũng như tăng trình trạng đau đớn, không nên nhai kẹo cao su hay các thực phẩm cần phải nhai nhiều, không dùng thực phẩm chiên, xào, rán quá nhiều dầu, mỡ; không dùng các loại thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể một cách đột ngột hay các loại thực phẩm làm kích thích tạo mủ hoặc làm tăng đau nhức như là: đồ hải sản, tôm cua, đồ nếp, thịt đỏ…

Bệnh nấm tai là gì-6

Không phải kiêng bất cứ các thực phẩm nào

7. Biến chứng của bệnh nấm tai

Bệnh nấm tai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thính lực nghiêm trọng cho người bệnh. Nấm ống tai ngoài có thể gây những dấu hiệu như ngứa, ướt trong tai chúng còn tạo ra những màng vẩy trong ống tai. Những màng vẩy này chính là nguyên nhân gây suy giảm thính lực ở người bệnh.

Nếu những mảng vẩy kết hợp với các chất bẩn có trong tai bám vào màng nhĩ thì sẽ gây nên triệu chứng giảm thính lực và ù tai. Nếu không được lấy đi, các mảng này tích tụ càng ngày càng nhiều, phủ kín chu vi của ống tai, khi đó nó sẽ có dạng hình ống bám chặt vào da ống tai cho nên khi ta cố bóc nó ra thì rất có thể làm chảy máu lớp da dưới nó.

Bệnh nấm tai là gì-7

Nấm tai có thể ảnh hưởng tới tính lực của người bệnh

8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh nấm tai

Bệnh nấm tai có lây không?

Nấm tai hoàn toàn có thể lâu nhiễm nếu bạn dùng chung các đồ dùng như dụng cụ lấy ráy tai, ngoáy tai, khăn tắm,… Vì thế người bệnh cần điều trị dứt điểm để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Bệnh nấm tai có di truyền?

Căn cư vào nguyên nhân gây nấm tai, các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh nấm tai không có khả năng di truyền, theo đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên nếu bạn đang bị nấm tai cần tiến hành điều trị dứt điểm bởi bệnh nấm tai không di truyền nhưng không có nghĩa không lây. Nếu người lành bệnh tiếp xúc vào các đồ dụng cá nhân như khăn mặt, dụng cụ vệ sinh tai,… của người bệnh thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Nấm tai có thể điều trị dứt điểm nếu được can thiệp y tế kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên điều quan trọng là mỗi người cần có ý thức trong việc vệ sinh tai, luôn giữ cho tai khô thoáng cũng như nhanh chóng đến cơ sở ý tế chuyên khoa tai, mũi, họng để được các bác sĩ có chuyên môn khám và điều trị kịp thời.

9. Hình ảnh về bệnh nấm tai

Bệnh nấm tai là gì-8

Nấm tai cần được điều trị triệt để

Bệnh nấm tai là gì-10

Vệ sinh tai hàng ngày là điều vô cùng cần thiết

Bệnh nấm tai là gì-11

Giữ tai luôn khô sạch để phòng nhiễm nấm ống tai ngoài

Bệnh nấm tai là gì-12

Đi khám các Bác sĩ chuyên khoa khi thấy các dấu hiệu bất thường

Tác giả: Phạm Thị Mai