Bệnh nấm lưỡi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh nấm lưỡi
Nấm miệng thường gặp ở những người bệnh bị suy giảm miễn dịch, mắc cùng lúc nhiều bệnh hay sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài. Nấm lưỡi khiến cảm giác ngon miệng bị suy giảm, khó nuốt thức ăn và gây suy nhược cơ thể.

1. Bệnh nấm lưỡi là gì?

Nấm lưỡi (nấm miệng, tưa lưỡi) là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, đây là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng, lưỡi và họng, thực quản bị loại nấm này xâm nhiễm. Trong đó, Candida là một sinh vật thường trú trong miệng, tuy nhiên có những lúc chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng. Nấm miệng không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm.

Bệnh nấm lưỡi là gì-2

Nấm lưỡi (nấm miệng, tưa lưỡi) là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng

2. Dấu hiệu của bệnh nấm lưỡi

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng sau thì đừng chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị nấm miệng. Những dấu hiệu của bệnh nấm miệng có thể kể đến như:

- Trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, amidan và nướu răng xuất hiện màu trắng kem.

- Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, khiến việc ăn và nuốt thức ăn trở nên khó khăn.

- Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào.

- Cảm giác trong miệng như có bông.

- Mất vị giác.

- Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát.

- Khóe miệng nứt và đỏ (đặc biệt là ở những người đeo răng giả).

Ở tình trạng nặng, những tổn thương do nấm lưỡi gây ra có thể lan xuống thực quản – một ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn có thể sẽ phải đối mặt với việc khó nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.

Thời gian đầu người bệnh khó có thể phát hiện các triệu chứng của nấm lưỡi. Dựa vào nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng mà bệnh có thể phát triển đột ngột, từ từ hay kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Bên cạnh những tổn thương miệng màu trắng kem, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, thường cáu kỉnh và rất dễ kích động. Nguy hiểm bệnh có thể truyền từ bé cho mẹ trong quá trình bú; tiếp đến tình trạng này có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé.

Dấu hiệu của những phụ nữ có ngực bị nhiễm nấm candida:

- Núm vú nứt hoặc ngứa, có màu đỏ bất thường;

- Đau như dao đâm sâu bên trong vú;

- Xung quanh núm vú xuất hiện bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn;

- Trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú mẹ cảm thấy đau bất thường.

Đây là những bệnh thường gặp đối với phụ nữ cho con bú nên bạn cần trang bị kiến thức cũng như hiểu rõ bệnh nấm lưỡi là gì, trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp phòng tránh.

Bệnh nấm lưỡi là gì-1

Đây là những bệnh thường gặp đối với phụ nữ cho con bú

3. Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi

3.1. Nguyên nhân

Hệ thống miễn dịch của con người cấu tạo, hoạt động với chức năng vi khuẩn, virus và nấm, cùng với đó là duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn "tốt" và "xấu" sống trong cơ thể. Mặc dù vậy có những lúc các cơ chế bảo vệ cơ thể không hiệu quả, làm tăng số lượng nấm candida và gây lây nhiễm nấm miệng.

Theo đó, nấm lưỡi và nhiễm nấm Candida hoàn toàn có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do người bệnh mắc các bệnh lý khác hay thuốc kháng sinh hoặc prednisone trong thời gian dài làm mất cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể. Người người mắc các bệnh sau cũng có thể khiến bạn mắc bệnh nấm lưỡi:

- Mắc các bệnh: Ung thư, HIV/AIDS,...

- Nhiễm trùng nấm men âm đạo.

- Đái tháo đường.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:

- Sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài hoặc với liều cao.

- Vệ sinh răng miệng kém.

- Hút thuốc.

- Miệng khô.

- Mắc các bệnh lý khác.

- Hít thuốc corticosteroid để điều trị bệnh hen suyễn.

- Đeo răng giả, đặc biệt là nếu không phù hợp.

- Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư.

3.2. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi

Nấm miệng có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nam. Bên cạnh đó, các yêu tố như:

- Đối tượng là trẻ em hoặc người già.

- Người mắc các bệnh khác như bệnh tiểu đường.

- Người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

- Đeo răng giả.

- Đối tượng dùng một số thuốc như thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid đường uống hoặc hít.

- Người bị khô miệng.

- Đối tượng trải qua hóa trị hoặc xạ trị bệnh ung thư.

Tất cả các đối tượng trên đều có nguy cơ mắc nấm lưỡi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và dành nhiều thời gian nghiên cứu, trả lời các câu hỏi như: bệnh nấm lưỡi là gì, nguyên nhân, đối tượng nguy cơ, điều trị,… để kiểm soát căn bệnh này một cách dễ dàng.

Bệnh nấm lưỡi là gì-3

Nấm lưỡi tái phát cùng các triệu chứng khác đều có thể là dấu hiệu cảnh báo sự thiếu hụt miễn dịch như nhiễm HIV.

4. Phương pháp điều trị nấm lưỡi

Từ việc quan sát, đánh giá các tổn thương trắng đặc trưng trên miệng, lưỡi hoặc má; thực nghiệm chải nhẹ khu vực sưng đỏ, nếu chúng mẫn cảm và gây chảy máu nhẹ thì các bác sĩ, nha sĩ có thể chẩn đoán bạn bị bệnh nấm lưỡi hay không. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm bằng kính hiển vi của tế bào từ một tổn thương để xác định bệnh.

Trường hợp nấm lưỡi lan đến thực quản thì người bệnh có thể làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán như: Chụp X-quang thực quản, nội soi hoặc ngoáy phía sau cổ họng bằng bông vô trùng và nghiên cứu các vi sinh vật dưới kính hiển vi;

Nếu xác định bạn mắc nấm lưỡi, các bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp vào bên trong miệng. Ngoài ra cũng có thuốc chống nấm ở dạng viên nén hoặc viên nang thường được sử dụng một lần mỗi ngày. Nếu sử dụng thuốc bôi, bạn sẽ được chỉ định sử dụng một vài lần trong ngày trong khoảng từ 7 - 14 ngày.

Các loại thuốc này thường không có tác dụng phụ, tuy nhiên trong một vài trường hợp có thể gây đầy hơi, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Tùy theo độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh mà các nha sĩ, dược sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân gây bệnh do corticoid hoặc kháng sinh thì các nha sĩ, bác sĩ sẽ đổi loại thuốc hoặc giảm liều lượng.

5. Biến chứng của bệnh nấm lưỡi

Nấm lưỡi tuy là một chứng bệnh lành tính đối với cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên chúng có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác cho dù bệnh nhân đã được điều trị. Đối với những người hệ thống miễn dịch bị tổn thương như những người mắc HIV, những người mắc viêm gan B hay những người mắc các bệnh hệ thống,...thì nấm lưỡi có thể trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Biến chứng của bệnh nấm lưỡi thường xuất hiện ở những người nhiễm HIV, những người này có thể xuất hiện nấm ở thực quản, điều này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, giảm đi sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Nấm lưỡi cũng có khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa, gan, phổi,...

Bệnh nấm lưỡi là gì-5

Biến chứng của bệnh nấm lưỡi thường xuất hiện ở những người nhiễm HIV

6. Phòng tránh bệnh nấm lưỡi

Nếu tìm câu trả lời cho câu hỏi "bệnh nấm lưỡi là gì" là điều cấp bách thì việc tìm đáp án cho biện pháp phòng tránh cũng khẩn cấp không kém. Một phòng ngừa bệnh hiệu quả thì việc hạn chế, khắc phục các nguyên nhân gây bệnh chính là yếu tố cốt lõi. Việc xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp chính là chìa khóa để bạn có thể kiểm soát tốt căn bệnh này. Các biện pháp phòng tránh mà bạn không nên bỏ qua:

- Vệ sinh răng miệng đúng cách; đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày

- Không lạm dụng các loại thuốc xịt hay nước súc miệng.

- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn một lần hoặc hai lần một ngày để giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh.

- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn, thức uống chứa đường và chất men như bánh mì, bia, rượu vang.

- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ, nhất là những bạn có bệnh tiểu đường hoặc đeo răng giả.

- Bỏ thói quen thuốc lá.

7. Cách ăn uống cho người bị bệnh nấm lưỡi

Bệnh nhân nấm lưỡi nên ăn gì?

Người bệnh nấm lưỡi nên ăn: Ngũ cốc, rau họ cải, sử dụng dầu thực vật, sữa chua, rong biển

Bệnh nhân nấm lưỡi không nên ăn gì?

Người bệnh nấm lưỡi khô nên ăn các loại thực phẩm nhiều đường, hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo, đồ ăn có chứa chất kích thích.

8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi có chữa được không?

Nấm lưỡi là căn bệnh gây ra những khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể được điều trị bằng các thuốc kháng nấm, nhưng cần nhớ rằng chúng phải là thuốc dưới dạng kê toa, được chẩn đoán và theo dõi bởi bác sĩ

Bệnh nấm lưỡi có lây không?

Như đã nói ở trên, nấm lưỡi có thể lây bệnh từ đối tượng mắc bệnh sang đối đối tượng không bị bệnh thông qua các con đường tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh nấm lưỡi có di truyền không?

Điều này hoàn toàn không. Bệnh không có khả năng di truyền và bạn có thể phòng ngừa nấm miệng bằng cách nâng cao sức đề kháng của bản thân, kiểm soát tốt đường huyết. Hãy súc miệng kỹ sau khi dùng thuốc nếu bạn bắt buộc phải dùng thuốc corticoid đường hít để điều trị hen suyễn và hạn chế sử dụng chúng khi không có chỉ định của bác sĩ

Nấm lưỡi gây mất thẩm mỹ và tổn hại đến sức khỏe người bệnh. Bạn cần đến gặp nha sĩ, bác sĩ để được tư vấn cũng như không quên tìm hiểu căn bệnh này thông qua các từ khóa như "nấm lưỡi", "bệnh nấm lưỡi là gì", "dấu hiệu bệnh nấm lưỡi",… ngay trên các kênh về sức khỏe nếu bạn không có thời gian gặp trực tiếp bác sĩ.

9. Các hình ảnh của bệnh nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi là gì-6

Thường xuyên vệ sinh lưỡi để phòng bệnh hiệu quả

Bệnh nấm lưỡi là gì-7

Nấm lưỡi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh

Bệnh nấm lưỡi là gì-8

Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh lưỡi cho trẻ

Bệnh nấm lưỡi là gì-9

Nấm lưỡi có thể khiến trẻ em mệt mỏi, chậm lớn

Bệnh nấm lưỡi là gì-10

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh giúp phòng bệnh hiệu quả

Tác giả: Phạm Thị Mai