Bệnh nấm âm đạo nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nấm âm đạo nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng men nấm âm đạo thường gây ra bởi bào tử nấm Candida albicans. Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa sau đây là những thông tin bạn cần biết để không bị bệnh nấm âm đạo tấn công.

1. Nguyên nhân bị bệnh nấm âm đạo: nấm Candia albicans

"Thủ phạm" gây nhiễm nấm âm đạo chính là nấm Candida Albicans, nó có kích thước khoảng 2 -5 um, hình tròn hoặc hình bầu dục, ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. 

Bình thường, môi trường axit trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh bạn sẽ bị bệnh nấm âm đạo.

Ảnh 2.

Nấm Candia albicans là thủ phạm gây ra bệnh nấm âm đạo (ảnh Internet).

2. Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu thường thấy khi bị nấm âm đạo là:

- Ngứa rát âm đạo khi quan hệ tình dục.

- Khí hư bất thường, có mùi khó chịu.

- Sưng đỏ cùng xung quanh âm đạo.

- Đi tiểu nhiều, đau rát khi đi tiểu.

Ảnh 3.

Ngứa rát khi quan hệ tình dục là triệu chứng khi bị bệnh nấm âm đạo (ảnh Internet).

Hầu hết các đối tượng bị bệnh nấm âm đạo là người đã từng quan hệ tình dục, có gia đình. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh có thể do không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục không an toàn, mặc chung đồ lót với người bị bệnh,...  

3. Bệnh nấm âm đạo nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nhân bị nấm âm đạo nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể lây lan sang các cơ quan sinh sản khác như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. 

Hậu quả để lại có thể là vô sinh. Ngoài ra, nếu phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm nấm âm đạo thì nguy cơ sảy thai hoặc sinh non là rất cao.

Bên cạnh đó, bệnh nấm âm đạo rất dễ tái phát, nếu không điều trị dứt khoát, bệnh có thể tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nhiều trường hợp, vợ lây nhiễm nấm âm đạo sang cho chồng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu bệnh tái phát trên 4 lần thì bạn nữ cần phải đi khám phụ khoa ngay.

Ảnh 4.

Nấm âm đạo có thể gây vô sinh (ảnh Internet).

4. Cách điều trị viêm nấm âm đạo

4.1. Điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh nhân không mang thai

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống tại nhà cho bạn, đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt vào âm đạo. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh vùng bị nhiễm nấm, giúp cân bằng môi trường bên trong âm đạo.

4.2. Điều trị cho bệnh nhân đang mang thai

Đối với phụ nữ đang mang thai, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn là thuốc bôi hoặc kem chống nấm, thuốc đạn đặt điều trị nấm thay vì kê thuốc kháng sinh, bởi bà bầu uống thuốc kháng sinh nhiều sẽ không có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nghiêm cấm bà bầu tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, tránh làm nguy hại đến cả mẹ và thai nhi.

Một liệu trình điều trị cho bệnh nhân dù có hoặc không mang thai thường kéo dài khoảng 12 ngày. Trong thời gian này, người bệnh phải điều trị theo đơn của bác sĩ và thực hiện tái khám đúng ngày. Nếu bệnh tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị bổ sung sau.

Ảnh 5.

Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có cách hỗ trợ điều trị bệnh nấm âm đạo khác nhau (ảnh Internet).

5. Cách phòng tránh nấm âm đạo

Theo các bác sĩ, để không bị nhiễm bệnh nấm âm đạo, bạn cần:

- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm nhẹ, không để vùng kín bị ẩm ướt.

- Khi đi vệ sinh, dùng giấy lau từ âm đạo xuống đến hậu môn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm.

- Không sử dụng chất tẩy rửa để vệ sinh vùng kín và không xịt nước trực tiếp vào vùng kín tránh làm mất cân bằng môi trường trong âm đạo.

- Trong chu kì kinh nguyệt , nên thay băng vệ sinh sau 4-5 giờ sử dụng.

- Đồ lót nên là loại cotton, thoáng mát, thấm hút dễ dàng.

- Không mặc quần áo ẩm, quần áo bó sát cơ thể.

Ảnh 6.

Trong chu kì kinh nguyệt , nên thay băng vệ sinh sau 4-5 giờ sử dụng (ảnh Internet).

 Bệnh nấm âm đạo dễ điều trị nhưng cũng dễ tái phát, do đó nếu thấy có bất cứ thay đổi bất thường nào của vùng kín, bạn nên đi kiểm tra ngay, phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm. 

Chúc bạn vui khỏe! 



Tác giả: Yến Anh