Bệnh mùa thu: Viêm phế quản, viêm mũi dị ứng chưa phải tất cả, bà bầu còn mắc một bệnh khó nói

Bệnh mùa thu: Viêm phế quản, viêm mũi dị ứng chưa phải tất cả, bà bầu còn mắc một bệnh khó nói
Mùa thu thời điểm rất dễ khiến bà bầu bị mắc bệnh viêm phế quản, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả vì nhiệt độ thay đổi, không khí lúc ẩm lúc hanh và gió mạnh khiến các loại virus gây bệnh sinh sôi nhanh chóng.

Bệnh cảm cúm, cảm lạnh là các bệnh thường gặp vào mùa thu và có tốc độ lây lan nhanh chóng vì bệnh truyền nhiễm này lây lan qua đường hô hấp. Những trường hợp bị bệnh cảm cúm nặng có thể khiến người bệnh bị tử vong. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch của các bà mẹ bị suy giảm trầm trọng nên các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra rất dễ gặp phải.

Điềm nhanh một số bệnh bà bầu thường mắc khi mùa thu đến.

1. Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản vào mùa thu là bệnh thường gặp và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết mùa thu sẽ khiến cho sức đề kháng của trẻ em và các bà mẹ mang thai yếu nên bệnh thường gặp nặng và nguy hiểm hơn.

Tình trạng này còn gây ra cản trở đường thở, phế quản bị viêm nhiễm xảy ra do nhiễm trùng là chủ yếu. Có thể từ bên ngoài, các vi khuẩn ký sinh bình thường trong đường cổ họng gây ra. Nếu bệnh không được chữa trị thì viêm phế quản dứt điểm sẽ dẫn đến bệnh viêm phổi và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bệnh mùa thu: Viêm phế quản, viêm mũi dị ứng chưa phải tất cả, bà bầu còn mắc một bệnh khó nói - Ảnh 2.

Bệnh mùa thu ở bà bầu, viêm phế quản là bệnh thường gặp - Ảnh Internet

2. Bệnh sốt phát ban vào mùa thu

Mùa thu là mùa dễ phát sinh sốt phát ban, bệnh có thể lây lan nhanh chóng, bùng phát thành dịch bệnh. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, sức đề kháng yếu hơn nên bệnh dễ bị lây nhiễm.

Tình trạng sốt phát ban ít gây nguy hiểm hơn đối với người bình thường nhưng đối với phụ nữ mang thai lại để lại nhiều nguy hiểm vì gây ra nguy cơ dễ bị sảy thai, sinh non và chảy máu bất thường cũng như dị tật thai nhi.

Muốn phòng chống bệnh sốt phát ban, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng trước khi có ý định mang thai 3 tháng để phòng tránh căn bệnh này. Ngoài ra, bà bầu cũng cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý và giữ gìn vệ sinh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và tránh nguy cơ mắc các bệnh mùa thu.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh sốt phát ban và những bệnh có thể gây nhầm lẫn với bệnh này thông qua bài viết: Sốt xuất huyết và sốt phát ban: Triệu chứng tương đồng dễ gây nhầm lẫn.

3. Viêm mũi dị ứng là bệnh mùa thu phổ biến

Bệnh mùa thu: Viêm phế quản, viêm mũi dị ứng chưa phải tất cả, bà bầu còn mắc một bệnh khó nói - Ảnh 3.

Viêm mũi dị ứng ở bà bầu vào mùa thu phổ biến hơn - Ảnh Internet

Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra đặc biệt đối với những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, cơ địa trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên. Vì vậy, chứng viêm mũi cũng thường xuyên xảy ra.

Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng đến khoảng 15 đến 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai, rối loạn thường gặp nhất gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Do đó, khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra hoặc bị nghẹt mũi.

Phòng bệnh viêm mũi dị ứng, bà bầu cần tìm hiểu xem tác nhân gây dị ứng là gì để đưa ra biện pháp phòng tránh phù hợp. Nên giữ môi trường sống xung quanh thoáng mát, sạch sẽ, tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản,... thời tiết lạnh của mùa thu bà bầu cần giữ ấm cơ thể.

4. Bà bầu bị táo bón và trĩ

Mùa thu thời tiết mát mẻ, bà bầu uống ít nước và ít vận động hơn khi mang thai, sử dụng các chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho bà bầu. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón ở bà bầu.

Tình trạng táo bón ở bà bầu dễ khiến bà bầu bị ức chế, cảm giác mệt mỏi, khó chịu và hay cáu gắt thậm chí là chán ăn. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến cho cơ thể bà bầu bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi khi không nhận được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ dẫn đến tình trạng chậm phát triển và dễ mắc các bệnh khuyết tật, sau khi sinh sức đề kháng yếu hơn.

Bệnh mùa thu: Viêm phế quản, viêm mũi dị ứng chưa phải tất cả, bà bầu còn mắc một bệnh khó nói - Ảnh 4.

Tình trạng táo bón ở bà bầu là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở bà bầu cao hơn - Ảnh Internet

Chưa kể, tình trạng táo bón lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh trĩ.

Ngoài ra, theo thời gian, thai nhi phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép, điều này cũng trở thành nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu.

Sau khi mang thai, bệnh trĩ ở bà bầu cũng phát triển nặng hơn và làm tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc quá trình rặn khi sinh cũng làm tăng áp lực lên ổ bụng khiến búi trĩ sa ra ngoài.

Phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ khi mang thai, bà bầu cần uống nhiều nước và bổ sung cho cơ thể nhiều loại thức ăn chứa chất xơ. Kèm theo đó nên hạn chế các loại thực phẩm nóng, không ăn nhiều muối, đường và không sử dụng thức ăn có chất kích thích.

Bà bầu có thể bảo vệ sức khỏe trong suốt thời gian mang thai bằng cách bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hình thành một số thói quen như rửa sạch tay bằng xà phòng để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và nếu có các biểu hiện mắc bệnh bà bầu cần tới cơ ở y tế để thăm khám và nhận điều trị kịp thời.


Tác giả: Nắng Mai