Bệnh lý nguy hiểm khi cơ thể thừa Đồng lâu ngày

Bệnh lý nguy hiểm khi cơ thể thừa Đồng lâu ngày
Cơ thể thừa Đồng lâu ngày sẽ dẫn đến ngộ độc Đồng, từ đó khiến các hệ cơ quan trong cơ thể cũng bị nhiễm độc.

1. Thừa Đồng lâu ngày gây bệnh nguy hiểm nào?

Cơ thể cần khoáng chất Đồng để thực hiện và đảm bảo nhiều hoạt động chuyển hóa khác nhau, tuy nhiên chỉ cần một lượng rất ít, dư thừa Đồng sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

Bệnh lý nguy hiểm khi cơ thể dư thừa Đồng lâu ngày phải nhắc đến là bệnh Wilson. Vậy cụ thể bệnh Wilson là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Wilson là bệnh lý do cơ thể quá dư thừa Đồng. Bình thường, Đồng được nạp vào cơ thể sẽ phân chia một phần tham gia vào các hoạt động chuyển hóa cần thiết, phần còn lại sẽ thải ra ngoài bằng đường mật. Tuy nhiên, cơ thể bị rối loạn về gen khiến lượng Đồng lẽ ra phải được đào thải ra ngoài tích tụ lại trong cơ thể. Việc này dẫn đến sự nhiễm độc Đồng tại nhiều hệ cơ quan khác nhau.

Bệnh Wilson có tính di truyền. Do đó, nếu một thành viên trong gia đình bị bệnh thì các thành viên khác cũng cần làm xét nghiệm để kiểm tra sàng lọc.

2. Bệnh Wilson do thừa Đồng lâu ngày có những triệu chứng gì?

Bệnh Wilson có liên quan đến gen nên ngay từ lúc mới sinh, cơ thể đã được coi là mắc bệnh. Tuy nhiên, phải mất một thời gian dài để Đồng đọng lại thay vì đào thải, dẫn đến thừa Đồng lâu ngày đủ gây ra các triệu chứng bệnh.

Thường gặp các triệu chứng khởi phát đầu tiên từ khoảng 6 đến 20 tuổi, cũng có những trường hợp bắt gặp các dấu hiệu bệnh muộn hơn.

Dưới đây là một số triệu chứng khi cơ thể thừa Đồng lâu ngày gây bệnh Wilson:

2.1. Tổn thương gan

Gan là cơ quan thường có triệu chứng bệnh đầu tiên khi cơ thể thừa Đồng lâu ngày. Bệnh nhân có thể bị viêm gan với các biểu hiện như da vàng, nôn mửa, đau bụng...

2.2. Tổn thương não

Khi thừa Đồng lâu ngày tại vị trí não sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau như:

- Đối với cơ thể: Xuất hiện hiện tượng run tay, khó vận động, đi lại hoặc đi không vững, khó nói, khó viết, khó nuốt...Còn có thể bị co giật.

- Đối với thần kinh: Bệnh nhân thay đổi tính khí, khó tập trung, thường cáu gắt, hoảng loạn, nặng là trầm cảm...

Não thừa Đồng lâu ngày còn có thể khiến người bệnh bị yếu hoặc cứng cơ, sa sút trí tuệ, tổn thương não bộ.

2.3. Các tổn thương khác

Thừa Đồng lâu ngày tại giác mạc tạo ra màng sắc tố nâu. Bệnh nhân cũng có thể bị thiếu máu, loãng xương, đau khớp, viêm tụy, suy tim

3. Biến chứng của bệnh Wilson

3.1. Xơ gan

Thừa Đồng lâu ngày khiến gan phải hoạt động hết công suất để sửa chữa những vấn đề do dư Đồng gây nên, từ đó tạo nên các tổn thương, hình thành mô sẹo, làm giảm chức năng gan.

3.2. Suy gan

Thừa Đồng lâu ngày cũng có thể gây suy gan đột ngột hoặc từ từ.

3.3. Ung thư gan

Biến chứng nặng nề nhất khi mắc bệnh Wilson thừa Đồng lâu ngày là làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

4. Tiên lượng bệnh Wilson

Nếu phát hiện sớm sự thừa Đồng lâu ngày thì khả năng điều trị bệnh sẽ rất khả quan, không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị, thừa Đồng lâu ngày khiến các hệ cơ quan bị nhiễm độc, tổn thương nặng nề...bệnh nhân có thể tử vong trước 40 tuổi.

Bệnh nhân cơ thể bị thừa Đồng lâu ngày nên tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Đồng trong quá trình điều trị.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh Wilson - một bệnh lý nguy hiểm do biến đổi gen và mang tính chất di truyền khi cơ thể thừa Đồng lâu ngày gây nên. Vì các triệu chứng bệnh khởi phát khi đã ở một mức độ nhất định, nên việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết. Bệnh Wilson nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể điều trị khỏi, nhưng nếu phát hiện quá muộn, cơ thể thừa hàm lượng Đồng quá nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh tật, biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là tử vong.


Tác giả: Trà Mi