Vitamin B1 là hoạt chất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể, Nó tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa chất béo, chất đạm thành năng lượng. Tuy nhiên, nếu cơ thể có quá nhiều vitamin B1 cũng gây ra nhiều bệnh lý do thừa vitamin B như:
- Bệnh đau dạ dày.
- Dị ứng (Trường hợp này khá hiếm xảy ra nhưng bạn cũng nên chú ý, đề phòng).
- Gặp vấn đề về hệ hô hấp, cảm thấy khó thở.
Nếu thấy màu môi của bạn chuyển sang màu xanh hay xuất hiện các rãnh nứt dọc quanh miệng bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán.
Vitamin B2 được biết đến với tên gọi khoa học là Riboflavin. Nếu hàm lượng này trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu vang cam hoặc vàng sáng. Khi sử dụng với liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do thừa vitamin B như:
- Tiêu chảy, tăng số lần tiểu tiện trong ngày.
- Phát ban hoặc có hiện tượng sưng môi, lưỡi thậm chí là cả mặt.
Sử dụng nhiều vitamin B3 có nguy hiểm không? Cũng giống như các chất dinh dưỡng khác, khi sử dụng hàm lượng quá quy định, chúng sẽ gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể hay thậm chí là đa dạng đến tính mạng.
Trong khoa học, B3 có tên gọi khác là niacin. Khi cơ thể vượt quá lượng vitamin cần thiết có thể gây ra các bệnh lý thường gặp như:
- Bệnh tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng.
- Vấn đề về tim mạch: Tim đập nhanh…
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thừa vitamin B3 như: đau bụng, da đỏ hoặc ngứa ngáy toàn thân, chóng mặt...
Việc thiếu vitamin B6 khiến cơ thể suy kiệt và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh. Ngược lại, nếu bạn bổ sung quá liều cũng sẽ gây nên các tác dụng phụ nghiêm trọng. Các bệnh lý do thừa vitamin B6 thường gặp phải kể đến như:
- Tê cứng chân tay: Các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn, cầm nắm vật dụng không chắc.
- Mất cân bằng cơ thể: Người bệnh mất kiểm soát hành vi.
- Khó thở, sưng tấy các cơ quan vùng mặt.
Các nhà khoa học đã chỉ ra, nếu bổ sung nhiều vitamin B12, có thể gây ra các bệnh lý như:
- Tê cứng bàn tay, cánh tay và vùng mặt.
- Tổn thương dây thần kinh thị giác: Giảm thị lực, gây đục tinh thể, quáng gà… Thậm chí là có thể gây mù vĩnh viễn.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
Sử dụng vitamin B9 (Folate) quá mức, không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể là nguyên nhân của các bệnh lý sau:
- Rối loạn chức năng của dạ dày.
- Phản ứng da: Phát ban, dị ứng
- Động kinh
- Rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi.
Chúng ta biết đến B7 với tên gọi khác là Biotin. Đây là hoạt chất được xem là an toàn đối và tương thích đối với mọi người dùng. Nhưng nếu hàm lượng vitamin B quá nhiều cũng có thể gây nên số tác dụng phụ do thừa vitamin B như đổ mồ hôi, tăng nhu cầu đi tiểu tiện. Nếu để hiện tượng này diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới các bệnh lý do nhiều vitamin B7 như:
- Buồn nôn, chóng mặt.
- Co rút.
- Tiêu chảy.
Việc bổ sung vitamin B cũng như các nhóm vitamin khác là điều cần thiết để đảm bảo sự hoạt động, phát triển bình thường của cơ thể. Nhưng điều này không có nghĩa là lạm dụng, sử dụng quá liều. Bởi nếu hàm lượng vượt quá mức cho phép sẽ gây ra các bệnh lý do thừa vitamin B như trong bài viết đã nêu.