Bệnh lỵ amip là gì? Từ A đến Z về bệnh và tránh mắc bệnh sau mùa mưa lũ bằng cách nào?

Bệnh lỵ amip là gì? Từ A đến Z về bệnh và tránh mắc bệnh sau mùa mưa lũ bằng cách nào?
Mưa, lũ lụt khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus và bị ô nhiễm ký sinh trùng. Trong đó có nhiễm sinh trùng amíp gây bệnh amíp với các loại giun sán gây bệnh cho người.

Sau khi gặp mưa lũ, con người phải đối diện với rất nhiều nguy cơ bệnh tật. Mỗi loại bệnh sẽ có các biện pháp chăm sóc và điều trị khác nhau.

Bệnh lỵ a míp sau mùa mưa lũ xuất hiện nhiều. Tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và tìm ra cách phòng tránh bệnh tốt nhất.

1. Bệnh lỵ amíp là gì?

Bệnh lỵ amíp là gì được nhiều người quan tâm sau mùa mưa lũ. Được biết, bệnh lỵ amíp còn có tên tiếng Anh là Amoebiasis. Bệnh lỵ amíp là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca gây nên.

Tình trạng bệnh lỵ amíp xảy ra là bệnh lây qua đường tiêu hóa. amíp vào miệng thông qua đường thức ăn, nước uống và đến ruột thì xâm nhập vào niêm mạc ruột gây ra tình trạng kích ứng, hình thành những vết loét nhỏ trong lòng ruột và biểu hiện ra bên ngoài bằng hội chứng lỵ.

Trong khi đó, tại Việt Nam có tới 25% người bình thường mang mầm bệnh lỵ amíp, trung bình có 8% người bệnh phát bệnh ra bên ngoài.

Ngoài ra, bệnh lỵ amíp không chỉ gây ra bệnh lỵ, đây là bệnh ở ruột mà còn có thể gây ra bệnh ngoài ruột và bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người như gây chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu hoặc có thể gây ra tình trạng thủng ruột, sốc nhiễm trùng, nhiễm độc.

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh lỵ amíp

Vì bệnh lỵ amíp xảy ra do amíp xâm nhập bằng niêm mạc đại tràng, từ đó tạo thành các vết loét chảy máu và đồng thời làm kích thích đám rối thần kinh cảm giác và bài tiết chất nhầy gây co thắt và tăng nhu động ruột.

Nếu tình trạng loét nhiều thì lâm sàng nặng nề, nếu bị loét ít bệnh chỉ gây ra tình trạng tiêu chảy nhẹ. Đặc biệt, khi vết loét xơ hóa nằm cạnh nhau có thể gây biến dạng đại tràng dẫn đến tình trạng viêm đại tràng mạn tĩnh.

Bệnh lỵ amip là gì? Từ A đến Z về bệnh và tránh mắc bệnh sau mùa mưa lũ bằng cách nào? - Ảnh 2.

Bệnh lỵ amíp không chỉ gây ra bệnh lỵ, đây là bệnh ở ruột mà còn có thể gây ra bệnh ngoài ruột và bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe - Ảnh Internet

2.1. Thể cấp diễn của bệnh

Thể cấp diễn của bệnh lỵ amíp thường khởi phát âm thầm, ít xuất hiện triệu chứng, chỉ có một vài triệu chứng như sốt nhẹ và có thể tiêu chảy vài lần trong ngày, cảm giác xuất hiện cơn đau bụng mơ hồ.

Thời kỳ toàn phát điển hình với hội chứng lỵ, lỵ amíp xuất hiện tình trạng đau bụng quặn, mót rặn. Về tính chất phân lúc đầu bệnh nhân có thể đi cầu phân lỏng, sau đó đi nhiều nhầy lẫn máu đỏ, nâu và thậm chí mỗi ngày có thể đi vệ sinh từ 10 đến 12 lần.

Lưu ý, đối với người già và trả suy dinh dưỡng, hội chứng lỵ không điển hình. Một vài trường hợp chỉ xuất hiện đại tiện có máu.

Người bệnh cũng có thể tự ổn định và tái phát khi gặp yếu tố không thuận lợi. Chú ý khi bệnh có xu hướng trở thành mạn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây di chứng viêm đại tràng mạn tính.

2.2. Thể tối cấp hay còn có tên gọi là thể ác tính

Thể bệnh này gặp ở cơ thể suy giảm miễn dịch hoặc bị suy kiệt tổn thương hoại tử lan ra khắp đại tràng. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng và xuất hiện tình trạng sốt cao, hạ thân nhiệt tổng thể, tổng trạng bị suy nhược, lơ mơ và mất nước, trụy tim mạch.

Bệnh lỵ amip là gì? Từ A đến Z về bệnh và tránh mắc bệnh sau mùa mưa lũ bằng cách nào? - Ảnh 3.

Thể ác tính của amíp khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội - Ảnh Internet

Kèm theo một số triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, nôn nhiều, đại tiện không tự chủ và hậu môn giãn rộng, đại tiện nhiều chất nhầy thối lẫn máu, gan to và bụng trướng, đau, có phản ứng thành bụng nhẹ.

2.3 Bệnh lỵ amíp ở thể mạn tính

Thông thường sau giai đoạn cấp tính hay bán cấp nếu không điều trị hoặc bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh khác nhau. Chức năng đại tràng của bệnh không còn bình thường, triệu chứng bệnh giống bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Triệu chứng bệnh đau bụng lâm râm liên tục và bị rối loạn tiêu hóa. Thường triệu chứng của bệnh lỵ amíp thể mạn tính sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng lâm râm liên tục và gặp phải rối loạn tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy xen kẽ táo bón, no hơi và ăn không tiêu khi ăn một số loại thức ăn như rau sống, sữa và bệnh nhân suy nhược như bị biếng ăn, sụt cân.

3. Biến chứng nguy hiểm của lỵ amíp

Sau khi nhận được chẩn đoán đúng mắc bệnh lỵ amíp thì người bệnh cần nhận được điều trị đúng, khẩn trương và nhận chăm sóc tốt để bệnh mau khỏi hoàn toàn.

Đối với các trường hợp mắc bệnh lỵ amíp không được điều trị đúng thuốc hoặc không được chữa trị, chữa trị sai cách có thể gây ra một số hậu quả xấu là khiến bệnh trở thành bệnh kiết lỵ mạn tính hoặc còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở ruột như gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn, bị nhiễm độc và có thể tử vong nếu người bệnh không nhận được cấp cứu kịp thời.

Bệnh lỵ amip là gì? Từ A đến Z về bệnh và tránh mắc bệnh sau mùa mưa lũ bằng cách nào? - Ảnh 4.

Bệnh lỵ amíp không được điều trị đúng thuốc hoặc không được chữa trị, chữa trị sai cách có thể gây ra một số hậu quả xấu - Ảnh Internet

Các trường hợp bệnh lỵ amíp có thể gây bán lồng ruột hoặc lồng ruột do các dây chằng bị sẹo làm thắt, hẹp trực tràng hoặc tạo thành các u nang amíp lành tính ở manh tràng hoặc đại tràng xích ma.

Nguy hiểm hơn bệnh có thể gây áp xe gan, khi không nhận được xử lý kịp thời có thể gây vỡ tràn vào phúc mạc gây viêm phúc mạc và tràn vào cơ hoành phổi gây áp xe rất nguy kịch.

4. Biện pháp điều trị bệnh

4.1. Nguyên tắc điều trị bệnh lỵ amíp

Để điều trị bệnh lỵ amíp cần tuân thủ một vài nguyên tắc trong quá trình điều trị dưới đây:

- Cần thực hiện điều trị diệt a míp lỵ.

- Sau đó thực hiện điều trị giảm đau và điều trị nhiễm khuẩn phối hợp.

- Điều trị biến chứng do bệnh lỵ amíp gây ra.

4.2. Diệt amíp lỵ bằng cách nào?

Sử dụng thuốc diệt amíp lỵ khuếch tán trong mô theo đường máu đến mô để thực hiện tiêu diệt amíp thể đang hoạt động.

- Đối với thuốc diệt cả amíp ở thể hoạt động và thể kén được sử dụng như sau:

+ Thuốc Metronidazol (Flagyl, Klion) viên 0,25 với liều dùng từ 25 -30 mg/kg/24 giờ/10 ngày.

+ Thuốc Tinidazol viên 0,5 hoặc Secnidazol viên 0,5 hoặc Flagentyl viên được sử dụng với liều lượng 0,5 x 4 viên/ngày và sử dụng trong 3ngày liên tục.

+ Lưu ý khi sử dụng Metronidazol hàm lượng 500mg, chai 100ml sử dụng đường tĩnh mạch:

Bệnh lỵ amip là gì? Từ A đến Z về bệnh và tránh mắc bệnh sau mùa mưa lũ bằng cách nào? - Ảnh 5.

Diệt amíp lỵ bằng cách nào? Sử dụng thuốc gì để diệt a míp lỵ hiệu quả - Ảnh Internet

Đây là loại thuốc thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các trường hợp bệnh a míp ngoài đại tràng, vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh a míp có tổn thương thần kinh trung ương.

Thuốc Metronidazol hàm lượng 500mg có thể gây ra một số tác dụng phụ như khiến người sử dụng nôn, ù tai hoặc xuất hiện phát ban.

Trên súc vật thí nghiệm metronidazol cũng có thể gây ung thư, dị dạng bào thai. Mặc dù trên người chưa có bằng chứng cụ thể cho biết thuốc gây hại cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng loại thuốc này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thận trọng khi sử dụng metronidazol cho phụ nữ có thai.

- Thuốc diệt amíp ở thể hoạt động:

+ Sử dụng Emetin dehydro ống 40 mg, liều dùng 1mg/kg/ngày dùng trong 5-7 ngày tiêm bắp thịt.

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Emetin dehydro ống 40 mg như người bệnh bị buồn nôn, có thể nôn, kèm theo đó là bị tiêu chảy, hạ huyết áp, bị đau vùng trước tim và bất thường trên diện tâm đồ. Một vài trường hợp còn có thể gây viêm dây thần kinh cảm giác, vận động.

Do đó, khi sử dụng Emetin dehydro người bệnh cần được nhập viện để nghỉ ngơi, theo dõi các tác dụng bất lợi. Đặc biệt khi xuất hiện tổn thương có thể sử cơ tim cần phải ngưng sử dụng thuốc ngay.

Emetin dehydro ít độc, thải trừ nhanh hơn Emetin sulfat vì thế khoảng cách giữa hai đợt điều trị bệnh lỵ amíp với Emetin dehydro chỉ cần 15 ngày. Trong khi đó điều trị với Emetin sulfat là 45 ngày. Người bệnh cần biết, sau khi ngừng Emetin, bệnh nhân phải tiếp tục dùng metronidazol cho đủ đợt điều trị.

- Điểm qua một số thuốc khác có tác dụng điều trị lỵ amíp: 4 amino quinolein (chloroquin), amodiaquin. Hiện nay loại thuốc này ít được sử dụng.

Bệnh lỵ amip là gì? Từ A đến Z về bệnh và tránh mắc bệnh sau mùa mưa lũ bằng cách nào? - Ảnh 6.

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Emetin dehydro ống 40 mg như người bệnh bị buồn nôn, có thể nôn, kèm theo đó là bị tiêu chảy - Ảnh Internet

- Thuốc diệt a míp trong lòng ruột:

+ Thuốc Intetrix (Tiliquinol- Tilbroquinol) 4v/ngày được sử dụng trong 14 ngày.

+ Thuốc Chiniofon(Mixiod) viên 0,25 x 6v/ngày/10 ngày đem lại hiệu quả điều trị bệnh lỵ amíp.

- Một số thuốc khác có thể sử dụng khi điều trị lỵ amíp:

- Thuốc Diloxanide furoate: loại thuốc này đem lại hiệu quả tốt từ 80 - 85% các trường hợp, dung nạp tốt.

- Sử dụng các axyquinolein: Diiodohydroquinoleine (Direxiode); Diiodohydroquin (Iodoquinol : hiệu quả 60 -70%); Chloroiodoquine (Enterovioforme).

- Điều trị bằng Métronidazole.

- Thuốc Emetin dehydro.

4.2. Điều trị giảm đau và nhiễm khuẩn phối hợp

Thực hiện điều trị giảm đau, băng xe niêm mạc. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều, bác sĩ có thể kê đơn hoặc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, giãn cơ trơn như: atropin, nospa, papaverin,… thuốc băng se niêm mạc như bismuth, smecta.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn phối hợp như: biseptol, paraomyxin, neomyxin để thực hiện điều trị nhiễm khuẩn phối hợp.

Bệnh lỵ amip là gì? Từ A đến Z về bệnh và tránh mắc bệnh sau mùa mưa lũ bằng cách nào? - Ảnh 7.

Trường hợp bệnh nhân bị bệnh lỵ a míp đau nhiều, bác sĩ có thể kê đơn hoặc sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, giãn cơ trơn - Ảnh Internet

4.3. Điều trị biến chứng bệnh

Bệnh lỵ amíp có thể gây ra nhiều biến chứng, sau khi bệnh xuất hiện biến chứng thì người bệnh cần điều trị biến chứng bệnh.

- Biến chứng ruột thừa viêm, thủng đại tràng do lỵ amíp gây ra, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm, phẫu thuật khâu lỗ thủng đại tràng và xử trí viêm phúc mạc.

- Bị chảy máu đại tràng, bệnh nhân có thể sử dụng transamin để điều trị.

5. Sau mùa mưa lũ cần làm gì để tránh mắc bệnh lỵ amíp?

Cách tốt nhất để bảo vệ mình không mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là ăn các loại thức ăn mới nấu chín, đậy kín và chỉ nên uống các loại nước đã đun sôi.

Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn nguội, có ruồi nhặng có thể đậu vào.

Khi gia đình có người mắc bệnh cần đậy kín phân, xử lý kỹ để tránh ruồi, gián, chuột có thể làm lây bệnh cho người khác.

Để không mắc bệnh lỵ amíp sau mùa mưa lũ thì cần thực hiện một vài biện pháp xử lý nước sinh hoạt theo hướng dẫn, đúng quy trình để tránh làm bệnh có nguy cơ bùng phát.

Sau khi chăm sóc người bệnh cần rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy trùng.

Nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị kịp thời. Không tự ý chữa bệnh lỵ amíp bằng các loại thuốc dân gian vì có thể khiến bệnh kéo dài, nặng lên và gây nhiều khó khăn hơn trong quá trình điều trị bệnh.


Tác giả: Nắng Mai