Lao họng được hiểu đơn giản là lao ở cổ họng, thường phát sau lao phổi hoặc lao da, gồm các thể như: lao loét bã đậu ở họng, lao kê họng, luput họng và lao họng nguyên phát. Thể bệnh lao họng có những biểu hiện và tiên lượng nặng nhẹ khác nhau. Lao họng là căn bệnh gây ra tử vong nhiều nhất, giết chết hơn 2 triệu người mỗi năm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vi khuẩn gây bệnh lao ở người là Mycobacterium tuberculosis.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh lao họng dương tính bao gồm:
- Ho kéo dài ba tuần hoặc hơn.
- Đau ngực hoặc đau khi thở hoặc ho.
- Ho ra máu.
- Mệt mỏi.
Vi khuẩn gây bệnh lao ở người là Mycobacterium tuberculosis
- Đổ mồ hôi đêm.
- Sụt cân không chủ đích.
- Sốt.
- Khó ăn, khó nuốt, dễ sặc nước.
- Đau nhói tai khi nuốt.
- Ớn lạnh.
- Ăn mất ngon.
Ngoài ra, trong họng xuất hiện các hạt kê, lổn nhổn, tập trung thành từng mảng xù xì, dày cộm, khi vỡ ra để lại những vết loét nông rất bẩn, trong khi có một số người có thể bị tiểu ra máu, đau lưng…
Dấu hiệu mắc lao họng tương đối đa dạng
Sau khi tìm hiểu Bệnh lao họng là gì sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các nghiên cứu đã chứng minh lao họng do vi khuẩn có tên khoa học Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Lao họng có tính lây nhiễm cao, lây từ người qua người và thường lây nhiễm khi một người nào đó không được điều trị đúng cách và dứt điểm khi mắc bệnh lao dương tính ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện, cười hay hát hoặc sử dụng chung các vật dụng, đồ ăn hay thức uống.
Dù bệnh lao dễ lây nhiễm nhưng để mắc không phải là điều dễ dàng. Bạn có thể nhiễm bệnh lao họng từ một người thường xuyên tiếp xúc cao hơn so với một người lạ.
Những đối tượng nằm trong các trường hợp sau cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám bởi khả năng cao bạn có thể mắc bệnh lao họng.
Đối tượng dễ mắc bệnh lao họng có thể kể đến như:
- Người nhiễm HIV/AIDS, dùng ma túy.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người mắc bệnh thận nặng.
- Người mắc một số bệnh ung thư.
- Người thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
- Là nhân viên y tế điều trị cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh lao.
- Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến Crohn hay các bệnh khác.
- Trẻ nhỏ hoặc người già.
- Điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị liệu.
- Thuốc để ngăn chặn việc đào thải các cơ quan cấy ghép.
- Người sinh sống hoặc đi du lịch tại các khu vực như Đông Âu, châu Phi, châu Á, Latin, Mỹ, Nga, quần đảo Caribbean.
- Người suy dinh dưỡng.
Những người có sức đề kháng kém có nguy cơ mắc lao họng cao
Thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng như: phản ứng Mantoux, tốc độ lắng máu, sinh thiết nơi tổn thương và hạch cổ có hình ảnh điển hình của lao mà các bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có mắc bệnh lao họng hay không.
Phương pháp điều trị bệnh lao họng sau khi đã xác định bệnh nhân mắc bệnh lao họng chính là thuốc. Đây là cơ sở điều trị của bệnh lao nói chung và lao họng nói riêng. Tuy nhiên người bệnh cần xác định rằng, điều trị bệnh lao họng mất nhiều thời gian hơn so với việc điều trị các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác.
Người bệnh dùng kháng sinh ít nhất từ 6-9 tháng, tuy nhiên thời gian sử dụng thuốc được điều chỉnh tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể, các hình thức lao (tiềm ẩn hoặc dương tính), vấn đề kháng thuốc và vị trí của tình trạng nhiễm khuẩn trong cơ thể mà các bác sĩ quyết định dùng thuốc gì và thời gian điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp vệ sinh mũi họng thật tốt bằng một số thuốc (như thuốc súc họng kiềm nhẹ để làm thay đổi pH của họng) hoặc bằng tia lửa điện nguội, tia cực tím, đốt cote điện...
Điều trị lao họng tương đối phức tạp
Lao họng là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến chức năng các bộ phận của cơ thể như: não, thận hoặc cột sống.
Lao họng được đánh giá là một trong những bệnh gây suy giảm miễn dịch nguy hiểm ở người với nhiều biến chứng bất thường. Mặt khác, mỗi người có một cơ địa khác nhau nên bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra phương án điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Lao họng là căn bệnh nguy hiểm có thể gây biến chứng tại não, thận hoặc cột sống.
Bệnh lao họng dễ lây nhiễm và gây ra những hậu quả biến chứng bất thường, theo đó mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về phòng tránh bệnh lao họng như:
Tiêm vắc-xin phòng bệnh lao giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc trực khuẩn lao - nguyên nhân chính gây nên tình trạng lao họng. Vắc xin phòng lao hiện được tiêm nhiều nhất hiện nay là vắc xin BCG, vắc xin BCG được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh. BCG có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng hạch ở hõm nách, sốt nhẹ, đau vị trí tiêm,...
Vắc xin phòng bệnh lao BCG hiện nay không được khuyến cáo tiêm cho đối tượng vị thành niên và người trưởng thành do vắc-xin sẽ không hoạt động tốt ở người lớn hay nói dễ hiểu hơn là vắc xin không mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Tuy nhiên, vẫn nên tiêm vắc-xin phòng lao cho người lớn từ 16 - 35 tuổi có nguy cơ bị phơi nhiễm lao bao gồm: nhân viên y tế, những người nhiễm HIV,...
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh lao họng nên tránh dùng chất kích thích, thuốc lá, kết hợp với việc thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm cho người khác. Ăn uống đầy đủ, đảm bảo chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Thăm khám tại các cơ sở y tế định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và sẽ góp phần giúp bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Thăm khám tại các cơ sở y tế định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe giúp phòng lao họng hiệu quả
Để tốt cho tình trạng bệnh, nên ăn gì và không nên ăn gì đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như hỗ trợ phòng ngừa bệnh lao họng. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị lao họng nên ăn:
Thực phẩm chứa nhiều kẽm như: sò, hến, đậu tương, đậu Hà Lan, củ cải, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng gà,…
Thực phẩm giàu vitamin A, C, E như: cam, xoài, cà rốt, cà chua, chứa nhiều vitamin A, C; gan động vật và gia cầm, thịt bò, thịt lợn nạc, chứa nhiều vitamin D.
Thực phẩm giàu vitamin K như: Gan, các loại rau màu xanh đậm.
Đa dạng món ăn: Người bệnh lao họng cần đa dạng món ăn sẽ giúp người bệnh có thể trạng yếu, chán ăn có thể ăn được nhiều hơn. Tốt nhất người bệnh nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn nhiều lần trong ngày.
Ngoài việc uống thuốc, bổ sung các thực phẩm cần thiết thì người bệnh lao họng cũng cần phải kiêng những đồ ăn sau:
Tuyệt đối không được uống rượu mạnh, đồ uống có cồn, kích thích như cà phê, hay trà đặc…. Bởi những thứ này sẽ làm cho người bệnh bị rối loạn thần kinh, sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm.
Không nên ăn các món cay, kích thích như: bột hạt cải, gừng nhằm tránh tình trạng ho nặng thêm, dẫn đến khạc ra máu.
Không nên ăn đồ ăn mặn, quá nhiều muối.
Tránh ăn thịt đỏ có hàm lượng chất béo, cholesterol cao
Không nên ăn mộc nhĩ khi có hiện tượng khạc ra máu, do mộc nhĩ làm chậm quá trình đông máu.
Không nên ăn nhiều rau chân vịt, bởi loại rau này chứa nhiều axit ôxa lic, khiến người bệnh lâu hồi phục sức khỏe.
Tránh xa thuốc lá dưới mọi hình thức.
Không nên ăn các món cay, kích thích như: bột hạt cải, gừng,...
Bệnh lao họng có chữa được không?
Bệnh lao họng có thể điều trị bằng thuốc. Người bệnh lao họng có thể dùng kháng sinh ít nhất từ 6-9 tháng. Để thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc phát hiện sớm, chữa trị đúng cách, kịp thời, sử dụng đúng loại thuốc chính là chìa khóa giúp quá trình khỏi bệnh nhanh. Đây cũng là thông tin mà bạn có thể tìm được khi tìm hiểu bệnh lao họng là gì?
Bệnh lao họng có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh lao họng chủ yếu là do lây nhiễm từ người bị bệnh qua các hoạt động như ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện, cười hay hát hoặc sử dụng chung các vật dụng, đồ ăn hay thức uống. Đây cũng là con đường ngắn và phổ biến nhất khiến bệnh lao phổi lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đặc biệt khi cơ địa kém, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính, mắc bệnh HIV... chính là cơ hội gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Bạn chỉ cần hít hoặc tiếp xúc với vi khuẩn lao là có thể mắc bệnh lao họng.
Bệnh lao họng là căn bệnh có tính lây nhiễm cao
Bệnh lao họng có di truyền không?
Bệnh lao họng có di truyền không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm bên cạnh thông tin bệnh lao họng là gì. Không ít người lo lắng rằng căn bệnh này có thể di truyền, tuy nhiên rất may mắn, câu trả lời là KHÔNG.
Bản chất của lao họng là do vi khuẩn gây nên, vì lẽ đó mà chúng chỉ có thể làm hại con người khi tác động trực tiếp lên cá thể mà chúng kí sinh. Do đó người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên không vì thế mà bạn lơ là cảnh giác khi bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc với không khí.
Có thể thấy rằng, bệnh lao họng mặc dù không ảnh hưởng đến thế hệ về sau nhưng lại có mức độ lây lan cao. Do đó bạn cần có những hiểu biết nhất định và nhận thức đúng đắn về căn bệnh này nhằm tránh phải tình trạng lây nhiễm.
Lao họng mặc dù không ảnh hưởng đến thế hệ về sau nhưng lại có mức độ lây lan cao
Lao họng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh
Lao họng cần được điều trị triệt để