Bệnh lang ben và những điều cần biết về bệnh

Bệnh lang ben và những điều cần biết về bệnh
Bệnh lang ben thường xuất hiện vào mùa hè trong điều kiện thời tiết nóng ấm, mưa nhiều. Căn bệnh này không nguy hiểm cho sức khoẻ tuy nhiên nó mang đến những phiền toái không nhỏ cho cuộc sống của người bệnh.

Bệnh lang ben có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Giống như hắc lào, lang ben có khả năng lây lan cao khi tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật phẩm các nhân với người bệnh. Lang ben không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng khiến người bệnh mất tự tin bởi những mảng da sáng màu, mất thẩm mỹ. Hiểu rõ bệnh để điều trị bệnh đúng cách.

1. Bệnh lang ben là gì?

Lang ben là bệnh ngoài da thường gặp do nhiễm nấm Pityrosporum ovale. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động. Những người bị tăng tiết mồ hôi cũng là đối tượng dễ bị nấm tấn công có có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Người bị bệnh lang ben thường xuất hiện các mảng da sáng màu gây mất thẩm mỹ. Điều trị bệnh lang ben khá đơn giản bằng các loại thuốc kháng nấm ngoài da. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ tái phát cao do lây nhiềm từ đồ vật, quần áo, khăn,... còn mang mầm bệnh. 

Bệnh lang ben và những điều cần biết - Ảnh 1.

Lang ben là bệnh ngoài da thường gặp do nhiễm nấm Pityrosporum ovale - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân gây bệnh lang ben

Khi tiếp xúc với mầm bệnh, nấm Pityrosporum Ovale sẽ tấn công và phát triển trên bề mặt da. Các vi nấm tác động vào lớp biểu bì khiến sắc tố dưới da thay đổi. Nó tạo nên các vùng da bị giảm hoặc mất sắc tố khiến da trắng, sáng hơn hẳn so vùng xung quanh. 

Các nguyên nhân gây bệnh lang ben:

Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều: Tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Khí hậu ấm áp làm tăng thân nhiệt, kích thích hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi. Nấm men hấp thụ các thành phần trong dầu thừa và bã nhờn để phát triển mạnh và tấn công làn da của bạn. Đó là lý do bệnh lang ben luôn xuất hiện vào mùa hè. 

Rối loạn tuyến bã nhờn: Điều này khiến cơ thể bạn tiết mồ hôi và dầu thừa nhiều hơn so với bình thường. Điều này tạo môi trường cho vi nấm phát triển mạnh dẫn đến các bệnh ngoài da. Trong đó có lang ben.

Hormone thay đổi: Sự thay đổi đột ngột của Hormone gây ra tình trạng rối loại hệ bài tiết. Điều này khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn bình thường, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do nấm. Hiện tượng này thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Vệ sinh kém: Các thói quen xấu khi vệ sinh, chăm sóc cơ thể là nguyên nhân dẫn đến bùng phát bệnh. Lười tắm, gội, không lau khô da, tóc, cơ thể sau khi hoạt động mạnh...dẫn tới tình trạng dầu thừa ứ động ở lỗ chân lông. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men và các tạp khuẩn phát triển mạnh. 

Tuổi tác: Bệnh lang ben chủ yếu gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và chỉ xuất hiện ở những vùng da có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh. Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng có hoạt động tiết bã nhờn yếu nên ít khi mắc phải căn bệnh này. 

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì lang ben cũng có thể xuất hiện do thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống không khoa học, uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích,... cũng như hệ miễn dịch suy giảm.

3. Dấu hiệu và triệu chứng 

Bệnh lang ben khởi phát bằng những chấm màu hồng hoặc trắng trên da. Sau đó kích thước của các chấm lớn dần và lan rộng thành từng mảng, có ranh giới rõ ràng để phân biệt với vùng da lành. 

Lang ben thường xuất hiện ở các vị trị như lưng, cổ, ngực. Đôi khi chúng xuất hiện ở mặc. Một số trường hợp bị ở chân, tay,... Vùng da bị lang ben thường có hình bầu dục hoặc đa cung. Kích thước của đám tổn thương không đều nhau, có đường kính từ 1 - 3 cm. 

Vùng da bị lang ben xuất hiện những vảy nhỏ, gây cảm giác ngứa khi bị ra mồ hôi. Có thể cạo bong lớp vảy dễ dàng và được gọi là dấu hiệu vỏ bào.

Vùng da bị lang ben có màu sáng hoặc tối hơn so với khu vực xung quanh. Các đốm thường có màu trắng, hổng, đỏ, nâu. Khác với da khoẻ mạnh, lang ben khiến da không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Các đốm có thể biến mất khi nhiệt độ giảm xuống, tuy nhiên nó sẽ xuất hiện trở lại khi thời tiết ấm lên.

Bệnh lang ben và những điều cần biết - Ảnh 2.

Lang ben thường xuất hiện ở các vị trị như lưng, cổ, ngực - Ảnh Internet

4. Phân biệt lang ben với các loại bệnh khác

Nhiều bệnh lý về da có biểu hiện tương tự với lang ben khiến người bệnh nhầm lẫn. Việc phân biệt lang ben với các loại bệnh khác giúp bạn an tâm và dễ dàng hơn khi điều trị. 

Phân biệt lang ben với hắc lào: Cả hai loại bệnh đều do nấm gây ra, nhưng nguyên nhân và triệu chứng lại rất khác biệt. Hắc lào có các đốm da màu đỏ, mụn nước ở rìa. Thương tổn da hình đồng xu thường gặp ở các vị trí mông, bẹn, nếp gấp da...Ngứa cả khi bình thường và lan nhanh khi đổ mồ hôi.

Vảy phấn hồng Gibert: Có tổn thương là các dát màu hồng có vảy phấn. Tuy nhiên hình thái tổn thương rất đặc trưng bởi có các gờ cao xung quanh, hơi lõm ở giữa. Tổn thương da thường gặp ở mạn sườn, đùi, đôi khi ở mặt.  

Bệnh chàm khô: Các dát màu trắng có vảy phấn tập trung thành từng đám tổn thương có kích thước từ 1 - 2cm. Các vị trí thường gặp là mặc, cánh tay, cẳng tay.

Bệnh bạch biến: Tổn thương ở dạng dát trắng trên bề mặt da. Có ranh giới rõ, bờ thẫm màu, bị đối xứng. Vùng da nhiễm bệnh không có vảy.

5. Phương pháp điều trị bệnh lang ben

Bệnh lang ben được chẩn đoán dựa trên lâm sàng kết hợp phương pháp sử dụng ánh sáng tia cực tím để xác định sự hiện diện của vi nấm. Việc điều trị bệnh lang ben không khó, nhưng dễ bị tái phát. Nhất là ở những đối tượng có cơ địa da dầu, thành phần hoá học của mồ hôi bị thay đổi. Tuỳ theo tình trạng và mức độ nhiễm nấm, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. 

Thuốc điều trị lang ben tại chỗ:

Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp tổn thương mới, ít và khu trú. Phương pháp được sử dụng là tắm, vệ sinh sạch bằng xà phòng y khoa mỗi ngày một lần, liên tục trong 3 tuần. 

Kế hợp với bôi kem trị nấm đặc hiệu dành cho bệnh lang ben và một số bệnh ngoài da do nấm. Thuốc bôi có tác dụng kìm hãm nấm men phát triển. Đồng thời nó làm giảm tổn thương da hiệu quả. 

Một số loại thuốc bôi trị nấm được khuyến cáo sử dụng như: Ciclopirox, Terbinafine và Ketoconozole. Trong trường hợp bị lang ben ở đầu có thể gội đầu bằng dầu gội chứa  Ketoconazole trong 14 ngày.

Bôi kem dưỡng ẩm và làm mềm da, có thể kết hợp với một số loại thuốc mỡ để kích thích, chữa lành tổn thương hiệu quả. 

Hiện tượng giảm sắc tố da có thể tái kéo dài sau khi chữa khỏi bệnh. Trong một thời gian nhất định bệnh nhân cần được điều chỉnh sắc tố để làm mờ thương tổn. 

Bệnh lang ben và những điều cần biết - Ảnh 3.

Lang ben có thể được điều trị bằng thuốc tại chỗ - Ảnh Internet

Điều trị lang ben toàn thân:

Phương pháp này được thực hiện khi tổn thương nặng trên diện tích rộng. Bệnh tái phát nhiều lần hoặc thất bại khi điều trị tại chỗ. Trong trường hợp điều trị tại chỗ thất bại, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng miễn dịch, nuôi cấy nấm và thực hiện kháng nấm đồ tương ứng. 

Điều trị toàn thân lang ben chủ yếu là dùng thuốc kháng nấm dạng uống. Loại thuốc này có hoạt tính kháng nấm mạnh, kìm hãm sự phát triển của nấm và kiểm soát tổn thương da. Thuốc uống chỉ được chỉ định khi lang ben lan rộng hoặc đáp ứng kém với thuốc chữa tại chỗ. 

Thuốc kháng nấm uống thường có tác động nhất định đối với gan. Do đó bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá khả năng gan trước khi chỉ định. Thuốc uống điều trị lang ben có thể gây ra những tác dụng phụ. Do đó bạn phải thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Thông báo ngay với bác sĩ khi có biểu hiện tác dụng phụ. Không tự ý xử lý khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

6. Hướng dẫn phòng ngừa bệnh lang ben hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh lang ben bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Tránh những môi trường nóng ẩm hoặc có nhiệt độ cao. 

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào mùa hè.

Lau khô mồ hôi ngay khi luyện tập hoặc vận động mạnh.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân với người khác. Đặc biệt là những người đang bị bệnh hoặc có tiền sử bệnh.

Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và kẽm. 

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách luyện tập thể dục thể thao. Nhưng nhớ tắm gội và lau khô người sau khi vận động.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị ngay, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống. 

7. Cách ăn uống cho người bị lang ben

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn cho người bị lang ben. 

Thực phẩm nên ăn:

Những thực phẩm lành mạnh có tác dụng ức chế sự phát triển, sinh sôi của nấm. Một số loại thực phẩm dưới đây rất tốt cho người bị bệnh lang ben. 

Sữa chua không đường: Loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá, cải thiện hệ miễn dịch. Các thành phần trong sữa chua còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm trên bề mặt da. 

Thực phẩm giàu Protein: Protein giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động. Đồng thời nó góp phần loại bỏ vi nấm, vi khuẩn đang tiềm ẩn bên trong cơ thể người. 

Vitamin D: Thực phẩm giàu Vitamin D giúp cải thiện hệ miễn dịch, củng cố màng bảo vệ da. Đồng thời nó ức chế sự phát triển của ký sinh trùng và vi nấm. Bổ sung thêm một số thực phẩm giàu Vitamin D như cá, trứng, sữa, các loại rau màu xanh đậm...để hỗ trợ điều trị lang ben hiệu quả. 

Tỏi: Một loại gia vị quen thuộc có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm chậm quá trình oxy hoá. Hoạt chất allicin trong tỏi ngăn cản vi nấm sinh sôi, hỗ trợ điều trị lang ben nhanh chóng. 

Thực phẩm giàu Omega - 3: Omega - 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá ngừ và các loại hạt. Dưỡng chất này có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tốt cho người bệnh.

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.

Các loại thực phẩm người bệnh lang ben không nên ăn:

Bên cạnh thực phẩm tốt cho quá trình điều trị, bạn nên tránh các loại sau:

Các loại thực phẩm chứa chất gluten như khoai tây chiên, trứng, soda...Những loại thực phẩm này có thể gây sưng, viêm, dị ứng, làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. 

Thực phẩm giàu Vitamin C như cam, chanh, quýt...Những loại quả này làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, làm mất sự cân bằng. Điều này khiến bệnh lang ben nghiêm trọng hơn. 

Thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, có hàm lượng chất bảo quản cao, làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. 

Rượu, bia, chất kích thích...chứa các chất có hại cho cơ thể, khiến vùng da bị lang ben viêm nhiễm nặng hơn. Đồng thời nó làm suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. ..

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh lang ben. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn. Khi có dấu hiệu bệnh hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.


Tác giả: HT