Bệnh khô mắt là gì? Tổng quan về bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt là gì? Tổng quan về bệnh khô mắt
Khô mắt là căn bệnh phổ biến trong xã hội, đặc biệt thường gặp ở những người thường xuyên ngồi trước màn tính trong thời gian dài như dân văn phòng.

1. Bệnh khô mắt là gì?

Khô mắt mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu về lâu về dài không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả về sức khỏe như: mắt đỏ, rát; mệt mỏi; giảm năng suất làm việc. Trong một vài trường hợp, người mắc bệnh khô mắt có thể bị chảy nước mắt liên tục; bị giảm thị lực, nhìn mọi thứ trở nên lờ mờ sau khi chớp mắt.

Bệnh khô mắt là gì-1

Khô mắt mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu về lâu về dài không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả về sức khỏe

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh khô mắt là gì?

Đa phần triệu chứng của khô mắt khá nhẹ nhàng. Bạn có thể nhận biết bệnh khô mắt thông qua các dấu hiệu sau:

- Những người mắc chứng khô mắt có thể cảm thấy nặng mắt, ngứa mắt nhức ở hốc mắt, đây là những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ mắt đang thiếu đi độ ẩm cần thiết.

- Thường xuyên chảy nước mắt, mờ mắt, mỏi mắt,... Bề mặt giác mạc khi không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết đặc biệt khi mắt hoạt động liên tục và căng thẳng có thể kích thích mắt chảy nước mắt, mờ mắt,...

- Cảm thấy khó chịu, cộm mắt: Người bệnh mắc khô mắt sẽ cảm thấy cộm như có dị vật trong mắt. Điều này được lý giải như sau: khi màng mắt bị khô sẽ dẫn tới các tế bào mắt cũng khô theo và không được bảo vệ, lúc này tạo ra các cọ xát siêu nhỏ nơi bề mặt mắt gây nên cộm mắt, khó chịu cho người bệnh.

- Khô mắt còn gây nên cảm giác cay mắt, đỏ mắt cho người bệnh. Những người mắc chứng khô mắt còn thường xuyên có cảm giác cay mắt, đau rát và đỏ mắt kèm theo hiện tượng các mạch máu nổi rõ trên tròng trắng.

Bệnh khô mắt là gì-2

Nhìn mờ tạm thời, nhưng có thể cải thiện hơn sau khi chớp mắt, tuy nhiên nặng hơn có thể giảm sút thị lực

 3. Nguyên nhân, đối tượng dễ mắc bệnh khô mắt

3.1. Nguyên nhân gây bệnh khô mắt

Nguyên nhân gây bệnh khô mắt là do mất cân bằng khả năng tiết và thoát nước. Cụ thể:

- Số lượng nước mắt tiết ra không đáp ứng đủ các hoạt động của mắt.

- Do thời tiết, gió, hanh khô và môi trường làm khô mắt, mỏi mắt, tốc độ bay hơi của mắt cao dẫn đến tình trạng khô mắt.

- Chất lượng nước mắt kém. 

- Mắc một số bệnh như viêm bờ mi, trứng cá đỏ làm ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước cũng có thể khiến mắt bị khô.

- Viêm và stress oxy hóa.

- Khói thuốc lá, bức xạ tia cực tím.

- Thói quen xem tivi liên tục, làm việc lâu trên máy tính.

- Người có tiền sử mắc các bệnh về mắt như: viêm bờ mi, viêm giác mạc, viêm mống mắt - thể mi, viêm kết mạc.

- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai.

- Sử dụng một số thuốc gây tác dụng phụ làm khô mắt như: thuốc chống trầm cảm,  thuốc lợi tiểu, thuốc chống dị ứng (kháng histamin), thuốc chẹn beta, … phẫu thuật lasik điều trị tật cận thị.

3.2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khô mắt

- Nữ giới: Thông thường nữ giới có tỉ lệ cao hơn nam giới do thay đổi hormone sau khi mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai, đặc biệt ở thời kỳ sẽ có khả năng bị khô mắt hơn.

- Tuổi tác: Đa phần những người lớn trên 65 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên dẫn đến các triệu chứng của khô mắt.

- Người có tiền sử sử dụng thuốc: thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine, thuốc chống tăng huyết áp hoặc thuốc nhỏ mắt mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Những người bị mắc các bệnh lý về tai mắt hoặc bệnh lý toàn thân: bệnh đái tháo đường,  viêm nhiễm của mi mắt, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bề mặt nhãn cầu, tổn thương tuyến giáp hoặc những bất thường của mi mắt sẽ có nguy cơ cao bị khô mắt.

- Người thường xuyên làm việc, sinh sống tại môi trường tiếp xúc nhiều với thời tiết khô hanh, gió, thuốc lá, làm việc với máy tính trong thời gian dài.

Bệnh khô mắt là gì-3

Người thường xuyên làm việc, sinh sống tại môi trường tiếp xúc nhiều với thời tiết khô hanh, gió, thuốc lá, làm việc với máy tính trong thời gian dài.

 4. Phương pháp điều trị bệnh khô mắt

- Nhỏ nước mắt nhân tạo: Bạn có thể làm giảm triệu chứng khô mắt bằng cách sử dụng nước nhỏ mắt nhân tạo. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nước nhỏ mắt có chứa các thành phần khác như vitamin, kháng thể, chất dinh dưỡng như nước mắt tự nhiên.

- Nước nhỏ mắt có bổ sung dầu như thuốc xịt liposomal: Dầu này sẽ hạn chế bớt sự bốc hơi của nước mắt, đặc biệt phù hợp với các trường hợp khô mắt hoặc viêm bờ mi.

- Nước nhỏ mắt không chứa chất bảo quản: Điều này tránh được tình trạng viêm hoặc làm tổn thương các tế bào nhạy cảm ở đáy mắt.

- Dạng thuốc mỡ.

- Dùng thuốc chống viêm.

- Thuốc corticoid.

- Kháng sinh tetracylin.

- Thuốc nhỏ mắt có chứa ciclosporin.

- Phẫu thuật trong điều trị bệnh khô mắt: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa không có hiệu quả gồm:

- Cấy tuyến tạo nước bọt lên mắt: Để cấy ghép thay cho tuyến tiết nước mắt bị hư hỏng, các bác sĩ sẽ sử dụng tuyết nước bọt tại vùng môi dưới. Tuy nhiên, giải pháp này hiện nay rất ít khi được chỉ định.

- Phẫu thuật tắc Punctal (Punctal occlusion): Phương pháp này nhằm giữ nước mắt ở lại lâu hơn trên nhãn cầu. Các bác sĩ sử dụng một dụng cụ được làm bằng silicon gọi là punctal để bịt lại phần đầu của tuyến lệ.

Bệnh khô mắt là gì-4

Để cấy ghép thay cho tuyến tiết nước mắt bị hư hỏng, các bác sĩ sẽ sử dụng tuyết nước bọt tại vùng môi dưới. Tuy nhiên, giải pháp này hiện nay rất ít khi được chỉ định.

5. Biến chứng của bệnh khô mắt

- Viêm giác mạc: Đây là biến chứng nghiêm trọng do bệnh khô mắt gây ra nếu không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với thuốc. Khi bị viêm giác mắc kết hợp với khô mắt có thể khiến bề mặt của giác mạc hỏng, khiến giác mạc dễ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.

- Viêm kết mạc: Đa phần các trường hợp này đều nhẹ và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh trở nên nặng hơn và chuyển thành thể mạn tính thì bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và điều trị.

Bệnh khô mắt là gì-5

Viêm giác mạc là biến chứng nghiêm trọng do bệnh khô mắt gây ra nếu không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với thuốc.

6. Phòng tránh bệnh khô mắt

Để phòng tránh bệnh khô mắt, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân, nguy cơ gây bệnh như sau:

- Giữ môi trường sống, làm việc sạch sẽ, trong lành, an toàn để bảo vệ mắt.

- Khi làm việc với máy tính cần để mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính từ 10-20cm, khoảng cách tối thiểu giữa mắt và máy tính cần giữ là 50cm; thường xuyên thư giãn, xoay tròn mắt, chớp mắt để được điều tiết chất nhờn tốt hơn.

- Kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa.

Bệnh khô mắt là gì-6

Khi làm việc với máy tính cần để mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính từ 10-20cm

7. Cách ăn uống cho bệnh nhân mắc khô mắt

7.1. Bệnh nhân khô mắt nên ăn gì?

Đối với người mắc bệnh khô mắt, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau:

- Ăn nhiều axit béo omega – 3: Axit omega – 3 được xem là bí quyết trị khô mắt cực kỳ hiệu quả với những người mắc bệnh

- Nên ăn nhiều trái cây, việc bổ sung các chất từ trái cây sẽ quá trình oxy hóa chậm lại, từ đó hạn chế được tình trạng khô mắt.

- Ăn các loại rau củ có màu như cải xoong, gấc, cà chua, đu dủ...

- Tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm và kali như: các loại nấm, đậu, ngũ cốc, hạt hướng dương, cà rốt,…

7.2. Bệnh nhân khô mắt không nên ăn gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, bệnh nhân khô mắt không nên ăn:

- Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.

- Nhóm thực phẩm, gia vị cay như ớt, tiêu…

- Nhóm thực phẩm giàu đường và tinh bột: bánh mì, các loại đậu, nước có gaz… 

Bệnh khô mắt là gì-7

Nên tích cực ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm và kali như: các loại nấm, đậu, ngũ cốc, hạt hướng dương, cà rốt,…

8. Các câu hỏi thường gặp ở những người mắc bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt có chữa được không?

Bệnh khô mắt hoàn toàn có thể chữa được bằng thuốc, nước nhỏ mắt nhân tạo và phẫu thuật. Tuy nhiên cần nhớ rằng, nếu không điều trị sớm thì khô mắt có thể đến các bệnh lý về mắt khác và việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng của khô mắt, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Bệnh khô mắt có lây không?

Khô mắt là căn bệnh phổ biến và khiến nhiều người lo lắng khi không biến chúng có lây không. Tuy nhiên căn cứ vào nguyên nhân của bệnh cũng như các nghiên cứu khoa học, bệnh khô mắt không lây từ người bệnh sang người lành nên bạn có thể yên tâm nhé!

Bệnh khô mắt có di truyền không?

Hiện chưa có nghiên cứu chính thức về khả năng di truyền của bệnh khô mắt. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ khả năng này và bạn cũng không nên chủ quan. Chăm sóc và bảo vệ đôi mắt là việc làm cần thiết để phòng tránh trường hợp này.

Dù khô mắt có thể điều trị dứt điểm nếu tuân thủ các nguyên tắc trong phương pháp chữa trị nhưng người bệnh cũng không thể chủ quan. Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn đúng trong mọi hoàn cảnh và việc phòng tránh khô mắt sẽ giúp bạn nguy cơ suy giảm thị lực cũng như các vấn đề về mắt.

9. Hình ảnh bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt là gì-8

Dù khô mắt có thể điều trị dứt điểm nếu tuân thủ các nguyên tắc trong phương pháp chữa trị nhưng người bệnh cũng không thể chủ quan.

Bệnh khô mắt là gì-9

Hiện chưa có nghiên cứu chính thức về khả năng di truyền của bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt là gì-10

Căn cứ vào nguyên nhân của bệnh cũng như các nghiên cứu khoa học, bệnh khô mắt không lây từ người bệnh sang người lành nên bạn có thể yên tâm

Bệnh khô mắt là gì-12

Giữ môi trường sống, làm việc sạch sẽ, trong lành, an toàn để bảo vệ mắt


Tác giả: Phạm Thị Mai