Bệnh hôi miệng là gì? Tổng quan về bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng là gì? Tổng quan về bệnh hôi miệng
Hôi miệng là không chỉ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy bệnh hôi miệng là gì? Điều trị hôi miệng như thế nào?

1. Bệnh hôi miệng là gì?

Hôi miệng là một chứng bệnh khi miệng người phát ra hơi thở mang mùi hôi hoặc phát ra mùi bất thường, khó chịu khi nói. Đây là chứng bệnh phổ biến, chiếm đến 40% dân số mắc phải. Mặc dù hôi miệng không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại tác động không nhỏ đến cuộc sống đời thường, học tập hay làm việc. Người mắc bệnh hôi miệng thường mất tự tin chính mình, bối rối hoặc lảng tránh khi giao tiếp.

Mang hơi thở khó chịu khi nói của chứng hôi miệng là do sự kết hợp giữa các hợp chất lưu huỳnh bay hơi gọi là VSC như CH3SH (Methyl Mercaptan – mùi hăng của tỏi), H2S (Hydro Sulfua – mùi trừng thối) và CH3CH3 (Dimethyl Sulfide)….Do đó, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hôi miệng để có giải pháp khắc phục kịp thời một cách hiệu quả và an toàn.

Bệnh hôi miệng là gì-1

Hôi miệng là một chứng bệnh khi miệng người phát ra hơi thở mang mùi hôi

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng là gì?

Cũng như chính tên gọi của căn bệnh, dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng chính là việc hơi thở mang mùi khó chịu khi thoát ra ngoài thông qua việc nói chuyện.

Bệnh hôi miệng là gì-4

Dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng chính là việc hơi thở mang mùi khó chịu

3. Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh hôi miệng

3.1. Nguyên nhân

Nói về nguyên nhân gây bệnh hôi miệng, các nha sĩ cho rằng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến như: người mắc các bệnh về răng miệng (viêm lợi, sâu răng) hay mắc các bệnh lý (viêm amiđan hốc mủ, viêm mũi họng, viêm dạ dày, viêm thực quản), hoặc bản thân người bệnh không đánh răng thường xuyên và đúng cách khiến thức ăn tồn đọng ở kẽ răng... và còn rất nhiều lý do khác khiến miệng của bạn bị hôi. Cụ thể là:

- Người bệnh bị khô miệng: Có lẽ nhiều người không biết hôi miệng có liên quan đến chứng khô miệng khi đều xuất phát từ nguyên nhân lưu lượng nước bọt bị giảm do ngủ đêm, mất nước, tác dụng phụ của một số loại thuốc hay triệu chứng của một số căn bệnh như biến chứng xạ trị vùng đầu mặt cổ hay hội chứng Sjogren.

- Lý do miệng có mùi hôi vào buổi sáng: Tình trạng này đánh giá là bình thường do miệng bị khô và tù đọng suốt đêm. Tuy nhiên lưu lượng nước bọt sẽ tăng nhanh ngay sau khi bạn bắt đầu ăn sáng.

- Do đồ ăn, thức uống và thuốc: Nhiều loại thực phẩm và thuốc khác có thể làm hơi thở có mùi.

- Mắc bệnh lý y khoa.

- Ăn kiêng, tuyệt thực: Điều này có thể khiến hơi thở có mùi ngọt bệnh lý do hóa chất có tên là Ketones tạo ra trong quá trình phân hủy chất béo.

- Người bệnh có thói quen hút thuốc.

- Hội chứng mùi cá (trimethylaminuria): Đây là một bệnh lý y khoa hiếm gặp nhưng có thể khiến cơ thể và hơi thở có mùi đặc biệt giống như mùi cá.

- Vệ sinh răng miệng không sạch, đúng cách.

- Bữa lưỡi: Đây là nguyên nhân rất khó lý giải. Bựa lưỡi có thể có vi khuẩn và đây cùng là lý do giải thích vì sao những người vệ sinh răng miệng tốt vẫn bị hôi miệng.

Bệnh hôi miệng là gì-2

Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng

3.2. Đối tượng dễ mắc bệnh hôi miệng

Theo các nha sĩ, bệnh hôi miệng thường xảy ra ở những đối tượng sau:

- Người vệ sinh răng miệng không đúng cách.

- Người ăn nhiều hành, tỏi, thức ăn nhiều đạm, chất béo, gia vị,..

- Người hút nhiều thuốc lá.

- Người mắc các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

- Người có vấn đề tâm lý: Họ là những người quá chú trọng đến hình thức của bản thân và lúc nào cũng nghĩ rằng cơ thể mình có mùi khó chịu, không hoàn chỉnh. Người mắc căn bệnh này chủ yếu là phụ nữ, luôn che miệng khi nói chuyện và ngại tiếp xúc.

- Người đang mang thai: Tình trạng thai nghén trong thai kỳ khiến các chị em bị nôn ọe nhiều gây trào ngược dạ dày, từ đó làm tăng lượng axit trong khoang miệng dẫn đến hôi miệng ở bà bầu nếu không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách. Những bà bầu thường ăn nhiều kẹo, bánh, đồ ăn vặt cũng có thể dẫn đến hôi miệng. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến viêm nướu cũng là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu ở khoang miệng.

Bệnh hôi miệng là gì-12

Sử dụng nhiều gia vị cũng có thể gây hôi miệng

4. Phương pháp điều trị bệnh hôi miệng

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh hôi miệng là gì thì các phương pháp điều trị cũng được nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang bị hôi miệng thì cần thực hiện ngay:

- Đánh răng sau khi ăn: Đây là việc làm vô cùng cần thiết vì có thể giúp bạn hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh. Lưu ý, đánh răng sau khi ăn 30 phút và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

- Làm sạch lưỡi: Không ít người có thói quen chải răng nhưng bỏ qua làm sạch lưỡi mà không biết răng đây cũng là một bộ phận cần làm sạch, bởi đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Nếu trên lưỡi có màu mảng trắng thì có thể thấy rằng vi khuẩn đang xâm nhập quá mức đó là lưỡi. Do đó, việc làm sạch răng miệng và lưỡi rất cần để bạn có thể loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

- Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn xong: Việc đánh răng thông thường không thể loại bỏ được hết các mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng.

- Làm sạch dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đang niềng răng hoặc dùng răng giả thì cần phải làm sạch kỹ lưỡng một lần/ ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

- Uống nước nhiều: Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ tốt cho cơ thể mà còn góp phần hiển quả trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh hôi miệng. Nếu bạn là bệnh nhân bị khô miệng mãn tính thì cần có sự tham vấn của bác sĩ để có thể kích thích tiết nước bọt hoặc chuẩn bị nước bọt nhân tạo.

- Thăm khám răng miệng định kỳ: Cao răng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng. Do vậy lấy cao răng 2 lần/năm là cách đơn giản và hiệu quả giúp bạn tránh khỏi mùi hôi khó chịu.

- Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý: Người bị hôi miệng nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tránh những loại như đồ ăn cay nóng, tỏi, hành tây, café, thuốc lá…thực phẩm nhiều đường.

- Riêng đối với những người bệnh mắc hôi miệng do một số bệnh lý thì cách tốt nhất là bạn điều trị dứt điểm căn bệnh đó. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cách điều trị phù hợp.

Bệnh hôi miệng là gì-10

Vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng tránh bệnh hôi miệng

5. Phòng tránh bệnh hôi miệng

Để có thể phòng ngừa được hôi miệng, bản thân mỗi người nên ăn dụng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ như đánh răng ngay sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa cùng một số dụng cụ chuyên dụng để có thể lấy hết được mảnh thức ăn có dính tại kẽ răng mà các phương pháp đánh răng thông thường không thể loại bỏ hết được. Bên cạnh đó, bạn cần làm sạch lưỡi khi trảnh răng để loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể phòng tránh bệnh hôi miệng hiệu quả:

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Thay bàn chải lông mềm 3 - 4 tháng một lần sau khi sử dụng.

- Không hút thuốc lá.

- Nhai kẹo cao su không đường nhằm mục đích kích thích tiết nước bọt nhiều hơn.

- Uống nhiều nước mỗi ngày.

- Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa đường.

- Tránh một số thức ăn gây mùi như hành tỏi.

- Nếu bạn đang mắc các bệnh lý y khoa khác như bệnh thận, gan, bệnh đái tháo đường, hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản cần điều trị dứt điểm.

Bệnh hôi miệng là gì-5

Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng

6. Cách ăn uống cho bệnh nhân mắc hôi miệng

Bệnh nhân hôi miệng nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn thực phẩm dễ sinh mùi, thực phẩm khó tiêu gây chứng trào ngược dạ dày đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Do đó, bệnh nhân hôi miệng nên ăn: Sữa chua, cam, quýt, lá trà xanh, rau củ quả giòn, lá bạc hà,...

Bệnh nhân hôi miệng không nên ăn gì?

Ngoài việc bị hôi miệng nên ăn gì, bạn cũng nên lưu ý kiêng tránh một số loại thực phẩm sau để không bị hôi miệng:

- Hạn chế các loại gia vị dễ gây mùi như hành, tỏi, dưa muối, hành muối… hay các loại rau củ, hoa quả, có mùi mạnh như bắp cải, su hào, củ cải, sầu riêng,..

- Thức ăn chứa nhiều đạm như cá, thịt, phô mai, mỡ, …

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế bia rượu, đồ uống chứa cồn, café,…

7. Các câu hỏi thường gặp ở những người mắc bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng có chữa được không?

Điều này hoàn toàn có thể nếu bạn vệ sinh răng miệng, lưỡi sạch sẽ, kết hợp lối sống lành mạng cũng như tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra tốt nhất.

Bệnh hôi miệng có lây không?

Nguyên nhân gây hôi miệng đều xuất phát từ những lý do thông thường như vệ sinh răng miệng kém, miệng khô, bệnh lý khác,… mà không phải do virus gây ra nên bệnh hôi miệng không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh nên bạn không cần quá lo lắng.

Bệnh hôi miệng có di truyền không?

Hôi miệng là căn bệnh có thể gặp ở tất cả đối tượng nhưng không có nghĩ căn bệnh này có khả năng di truyền. Theo đó các chị em đang mang thai có thể yên tâm rằng hôi miệng hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi hay di truyền cho thai nhi.

Hôi miệng phụ thuộc vào nhiều lý do, tuy nhiên điều cơ bản là bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị nhanh, đúng cách nhằm hạn chế khả năng gây bệnh.

8. Hình ảnh của bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng là gì-3

Hôi miệng khiến người bệnh ngại nói chuyện với những người xung quanh

Bệnh hôi miệng là gì-6

Hôi miệng luôn khiến người bệnh và những người xung quanh khó chịu

Bệnh hôi miệng là gì-7

Nguyên nhân gây hôi miệng đều xuất phát từ những lý do thông thường

Bệnh hôi miệng là gì-8

Hôi miệng là nỗi ám ảnh của nhiều người

Bệnh hôi miệng là gì-9

Riêng đối với những người bệnh mắc hôi miệng do một số bệnh lý thì cách tốt nhất là bạn điều trị dứt điểm căn bệnh đó.


Tác giả: Phạm Thị Mai