Bệnh hôi miệng ảnh hưởng đến tâm lý như thế nào?

Bệnh hôi miệng ảnh hưởng đến tâm lý như thế nào?
Hôi miệng là chứng bệnh xảy ra ở mọi đối tượng. Mặc dù hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý của người bệnh.

1. Nguyên nhân gây hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng hôi miệng. Đó có thể là do các hóa chất bay hơi loại sulful như hydrogen suldide, dimethyl sulfide, methyl mercaptan. 

Các sulfide xuất hiện là do sự phân hủy protein các vi sinh vật ở thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, kẽ răng. Các vi khuẩn này sẽ phân hóa và tạo ra mùi hôi.

Nguyên nhân khác gây hôi miệng là do nhiễm trùng ở nướu răng, sâu răng, viêm loét lợi, lưỡi và niêm mạc miệng hay bựa vôi đóng vào chân răng hoặc cao răng. Đây chính là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn trú ẩn và phát triển gây hôi miệng.

Ảnh 2.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng hôi miệng (ảnh: internet)

Ngoài ra, nếu miệng bị khô, nước bọt giảm trên 50% so với mức độ bình thường cũng có thể gây hôi miệng. Bởi vì, nước bọt có nhiệm vụ giữ ẩm cho miệng, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện hiệu quả hơn, đồng thời làm thay đổi tính axit trong miệng và tiêu hóa tinh bột. 

Khi tính axit trong miệng tăng cao, vi khuẩn sẽ tăng nhiều hơn và gây nên hiện tượng hôi miệng. Hiện tượng khô miệng có thể là do hoạt động của tuyến nước bọt bị giảm sút bởi sự tê liệt dây thần kinh mặt số VII, hoặc thở bằng miệng và cũng có thể là do lão hóa bởi tuổi cao.

Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống dị ứng, thuốc an thần, thuốc trầm cảm, hút thuốc lá, thuốc lào cũng có thể làm giảm hoạt động của tuyến nước bọt.

Bộ máy hô hấp gặp vấn đề như viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang. Đặc biệt nếu bị áp xe phổi do tụ cầu bị vỡ hoặc do ung thư phổi cũng có thể gây hôi miệng. Bên cạnh đó các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản, hẹp môn vị mỗi khi ợ, nôn cũng có thể gây hôi miệng.

Việc ăn phải các thực phẩm có dầu như tỏi, hành, món ăn chứa nhiều đạm, chất béo cũng có thể gây hôi miệng.

Một nguyên nhân khác gây hôi miệng rất hay gặp là do lười đánh răng, dùng răng ra nhưng lười vệ sinh, tẩy rửa.

2. Bệnh hôi miệng ảnh hưởng đến tâm lý như thế nào?

Bất cứ ai cũng có thể bị hôi miệng, mức độ hôi miệng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động đến tâm lý những người mắc bệnh.

Ảnh 3.

Bị hôi miệng sẽ có tâm lý ngại giao tiếp (ảnh: internet)

Những người bị hôi miệng thường e ngại khi phải giao tiếp với những người xung quanh và cảm thấy mất tự tin về bản thân, tâm lý từ đó cũng sẽ bị biến đổi. Nếu bị hôi miệng, người bệnh sẽ cảm thấy mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh, nhất là những người thường xuyên phải giao tiếp như giáo viên, ca sĩ, thuyết trình viên,... 

Có những người do mặc cảm nên đã hạn chế tối đa việc phải giao tiếp với những người xung quanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ với những người xung quanh.

Không chỉ với người bệnh mà những người xung quanh cũng có những phản ứng khá mạnh mẽ như né tránh, xa lánh người bệnh. Với những người bị hôi miệng nặng cũng sẽ cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp hàng ngày. 

Ngay cả với những người thân trong gia đình, họ cũng cảm thấy ngại nói chuyện. Thậm chí hôi miệng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Nếu vợ hoặc chồng bị hôi miệng, người còn lại sẽ ngại tiếp xúc và gần gũi với đối phương, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.

Với những người độc thân, nếu bị hôi miệng sẽ hạn chế khả năng tìm kiếm bạn đời của mình và khả năng lập gia đình cũng thấp hơn. Bởi cảm giác tự ti sẽ khiến họ không muốn tiếp xúc với bất cứ ai.

Đặc biệt những người bị hôi miệng sẽ bị những người xung quanh xa lánh, người bệnh sẽ sống khép mình hơn và có thể mắc chứng tự kỷ, luôn có cảm giác sợ hãi, ám ảnh và không tìm ra lối thoát. Nguy hiểm nhất có người đã tìm đến cái chết.

3. Phòng bệnh hôi miệng như thế nào?

Để phòng bệnh hôi miệng, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ nha khoa để thăm khám và xác định nguyên nhân. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Ảnh 4.

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng bệnh (ảnh: internet)

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ,  đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, súc họng bằng nước muối nhạt để đẩy lùi chứng hôi miệng và ngăn ngừa viêm hô hấp, hạn chế hình thành cao răng.

Nếu trong trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh tiêu hóa thì sẽ tiến hành điều trị khỏi các bệnh lý này.

Hạn chế ăn hành, tỏi, không hút thuốc lá, thuốc lào. Nếu dùng răng giả thì cần phải vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.

Như vậy hôi miệng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Vậy nên mọi người hãy chủ động phòng bệnh và thực hiện chữa trị bệnh kịp thời để tránh những tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý.

Tác giả: Đỗ Hoa