Hen suyễn hay hen phế quản (Asthma) là một bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia.
Viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái diễn. Bệnh gây khó thở, thậm chí tử vong nếu như không được xử lý kịp thời mỗi khi cơn hen xuất hiện. Vậy hen suyễn có nguy hiểm không?
Trước khi tìm hiểu bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, cần phải biết về nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều tác nhân gây bệnh hen suyễn, trong đó các tác nhân dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm:
- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm hay những chất trong công nghiệp như bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản, trứng, thịt gà, lạc...
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
Ngoài ra, còn có 1 số tác nhân không do dị ứng bao gồm:
- Di truyền: trong gia đình có người bị hen suyễn.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
Bệnh hen phế quản hay hen suyễn có nguy hiểm không? Câu trả lời là rất nguy hiểm, tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa quan tâm đến bệnh tình của mình. Mọi người thường cho rằng đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thực tế cho thấy đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Bệnh hen suyễn cực kỳ nguy hiểm khi chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong. Ngoài ra, trong cơn hen cấp có thể xảy ra những biến chứng như: Suy hô hấp cấp, tử vong vì nghẹt thở. Nó có thể còn có biến chứng khác như tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở.
Bên cạnh đó, câu trả lời có cho vấn đề bệnh hen suyễn có nguy hiểm không còn là do tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh rất cao.
Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính, có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản mỗi năm. Tại Việt Nam chưa có số liệu về dịch tễ hen phế quản chính xác trong cả nước. Tuy nhiên, ở miền Bắc tỷ lệ mắc hen phế quản trung bình 6%, trong đó người lớn là 3,55%, trẻ em 11,87% và từ 1961 đến nay tỷ lệ hen phế quản tăng khoảng hơn 3 lần.
Mặt khác, hen suyễn có nguy hiểm không còn thể hiện qua tỷ lệ tử vong do hen phế quản rất cao. Uớc tính tử vong hàng năm do hen phế quản khoảng 250.000 bệnh nhân (tỷ lệ tử vong trung bình là 0,4-0,6%/100.000 dân). Chưa kể đến gánh nặng bệnh tật do hen phế quản là rất lớn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội của cá nhân, gia đình và xã hội.
Một lý giải cho vấn đề bệnh hen suyễn có nguy hiểm không còn nằm ở những biến chứng của hen suyễn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, chúng có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong ở người bệnh như:
- Tràn khí màng phổi, trung thất. Biến chứng này dễ bị chẩn đoán nhầm, dễ gây tử vong ở người bệnh hen phế quản nếu tràn khí màng phổi hai bên.
- Xẹp phổi, thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Nhiễm khuẩn phổi, phế quản, thường gặp ở người bị hen phế quản mãn tính.
- Tâm phế mãn, khí thũng phổi, hay gặp ở người bị hen suyễn mãn tính và nặng.
- Suy hô hấp mãn tính và biến dạng lồng ngực.
- Ngoài ra hen suyễn có nguy hiểm không còn thể hiện ở biến chứng do điều trị hen suyễn như hội chứng giả cushing do dùng corticoid điều trị.