Bệnh hen phế quản có di truyền không?

Bệnh hen phế quản có di truyền không?
Có rất nhiều tác nhân gây bệnh hen phế quản, đa số đều có liên quan đến môi trường xung quanh và cơ địa của từng người. Trong đó, hen phế quản có di truyền không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.

Hen phế quản hay hen suyễn là bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống, sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, với những người bệnh đang có ý định sinh con thì câu hỏi "bệnh hen phế quản có di truyền không?" lại là băn khoăn lớn nhất cần tìm hiểu.

1. Các yếu tố rủi ro gây bệnh hen phế quản

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của một người như:

- Thừa cân.

- Hút thuốc.

- Bị dị ứng hoặc các tình trạng liên quan đến dị ứng khác.

- Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá hoặc tiếp xúc với các hình thức ô nhiễm khác, chẳng hạn như khói thải độc hại.

- Tiếp xúc với chất kích thích trong môi trường làm việc, bao gồm cả hóa chất và bụi.

Ngoài ra, yếu tố di truyền hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của một người.

2. Hen phế quản có di truyền hay không?

Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi hen phế quản có di truyền không là có thể. 

Bệnh hen phế quản có xu hướng di truyền. Nếu một trong những bậc phụ huynh bị hen suyễn, thì bạn có khả năng mắc bệnh hen suyễn cao hơn những gia đình không bị. Nếu cả hai người, bố và mẹ đều bị hen suyễn, bạn thậm chí có nhiều khả năng mắc bệnh hơn là chỉ có một trong hai người, cha hoặc mẹ có tình trạng này.

Một minh chứng khác cho thấy bệnh hen phế quản có di truyền đến từ các nghiên cứu về cặp song sinh. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu một người trong cặp sinh đôi bị hen suyễn, thì người sinh đôi cùng trứng khác (có chung thông tin di truyền) có khả năng mắc bệnh hen suyễn cao hơn so với trường hợp sinh đôi khác trứng (có chung một số gen nhất định).

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân hen phế quản có di truyền từ cha mẹ sang con cái. Con của cặp vợ chồng có bố hoặc mẹ có cơ địa dị ứng thì có khả năng có cơ địa dị ứng là 33%. Nếu cả bố và mẹ đều có cơ địa dị ứng thì có khả năng mắc hen và các bệnh lý dị ứng lên tới 60%. Đối với các nghiên cứu về cặp song sinh cùng trứng thì tỷ lệ mắc bệnh hen của người còn lại khi người kia mắc bệnh là 1/3 mặc dù thông tin di truyền trong gen của họ là giống hệt nhau.

Ngoài việc hen phế quản có di truyền, bệnh còn có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường. Một số người làm việc trong một số ngành nghề có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn hơn. Ví dụ, nếu bệnh nhân làm việc trong một xưởng gỗ và tiếp xúc hàng ngày với mùn cưa, họ có thể bị hen suyễn. Tuy nhiên, đôi khi bệnh hen suyễn biến mất nếu người đó ngừng làm việc trong môi trường xưởng gỗ.

Giống như nhiều bệnh khác, không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này phát bệnh. Bệnh hen phế quản có di truyền là một phần, phần còn lại là do phơi nhiễm mà họ gặp phải trên môi trường sống.

Hiện nay, các nhà khoa học không biết chính xác cụ thể là những gì trong môi trường của chúng ta sẽ góp phần phát triển bệnh hen phế quản ở những người có gen liên quan tới bệnh sinh. Tuy vậy, nó có thể liên quan đến các tác nhân gây dị ứng, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, virus hay vi trùng khác, hoặc là do sự kết hợp của các yếu tố này và các yếu tố khác bên cạnh vấn đề hen phế quản có di truyền.

Như vậy qua ý kiến của các chuyên gia và nghiên cứu khoa học, chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về bệnh và vấn đề hen có di truyền hay không. Trên thực tế, đây là một yếu tố nguy cơ, những người có tiền sử mắc bệnh hen phế quản trong gia đình sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao hơn người khác.

Nguồn dịch: http://www.asthma.partners.org/NewFiles/BoFAChapter34.html

Tác giả: Anh Dũng