Bệnh hậu sản sau sinh là những bệnh chiếm tỉ lệ từ 15-20% các bà mẹ khiến tinh thần suy sụp và diễn biến trong khoảng từ 4-6 tuần ngay sau khi sinh. Khi các bà mẹ càng cố gắng kìm nén thì càng dễ rơi vào trạng thái cô đơn và dần dần sẽ dẫn tới trầm cảm.
Bệnh hậu sản sau sinh khiến cơ thể mệt mỏi (Ảnh: Internet)
Những biểu hiện của người mắc bệnh hậu sản sau sinh đó cơ thể yếu, mệt mỏi, khó chịu. Sau khi sinh em bé thì ai cũng có khoảng thời gian kiêng kị chính vì vậy đó cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh hậu sản.
Đối mặt loanh quanh với căn phòng cùng nhiều thứ việc khiến các mẹ trở nên nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Nếu như bạn thấy vợ hay chị, con, em của mình có những biểu hiện dưới đây cần đưa đi khám bác sĩ nhanh.
- Ăn không ngon miệng hoặc chán ăn, tinh thần suy sụp, luôn có những suy nghĩ tiêu cực.
- Sau khi sinh con được một thời gian ngắn thì cảm thấy kiệt sức, trạng thái tinh thần không ổn định từ lo lắng, bực tức tới khóc lóc bất an và sợ cảm giác phải ở nhà một mình. Nhưng lại không muốn đi ra ngoài hay gặp gỡ những người lạ bên ngoài.
Bị bệnh hậu sản hãy đến tham khảo ý kiến của bác sĩ (Ảnh: Internet)
Đối với những bà mẹ bị bệnh hậu sản cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn bình thường. Trước khi sinh nên chuẩn bị tinh thần thật kĩ, bạn có thể đi học những khóa học hướng dẫn trước khi sinh. Nói chuyện với chồng và người thân, đừng cố làm mọi việc một mình mà hãy chia sẻ việc nhà, việc chồng con và tâm sự.
Chú ý hơn đến bữa ăn hàng ngày của các mẹ (Ảnh: Internet)
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" chính vì vậy để không bị hậu sản thì bạn cần chăm sóc sức khỏe thật tốt, có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh hoặc hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu và các chất kích thích như rượu bia, cà phê vì sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé.
Các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều hải sản, tanh trong vòng 2 tháng đầu sau khi sinh vì có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa và gặp một số bệnh phát sinh khác.
Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong một ngày và đầy đủ các thành phần như ngũ cốc, các loại hạt sất khô, trái cây, vitamin, canxi và uống đủ nước mỗi ngày vì người mẹ khi nuôi con cần thêm 500kcal một ngày. Bạn có thể chọn khoai tây, đu đủ hầm xương để tăng sữa cho bé. Bé khỏe, ngoan mẹ vui tươi.
Bị bệnh hậu sản là gì, đó là việc sau sinh cơ thể người mẹ thay đổi các hormone khiến bị táo bón sau sinh. Nếu tiếp tục để tình trạng táo bón kéo dài có thể bị sa dạ con, trĩ. Vì vậy các mẹ nhớ tuân theo một chế độ thực đơn hợp lí có nhiều rau xanh, và uống nhiều nước.
Aewn các laoji trái cây và hoa quả để booe sung chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Sau bữa ăn khoảng 30 phút bạn nên ăn tráng miệng bằng trái cây và tiếp tục chia nhiều lần trong ngày để cơ thể hấp thụ dễ dàng, tiêu hóa tốt. Bổ sung sắt cũng như các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, chống oxy hóa, đốt chát năng lượng, giảm mỡ thừa.
Thiếu máu trước và sau khi sinh cũng cực kì nguy hiểm, đó là căn bệnh hậu sản sau sinh khiến cơ thể chóng mặt, hoa mắt mất ngủ nguy hiểm cho mẹ và bé, vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý đến bữa ăn hàng ngày của mình.
Tăng cường hoa quả và rau xanh (Ảnh: Internet)
Bạn nên cung cấp đủ protein vào cơ thể, gia tăng sức đề kháng từ nguồn thực phẩm như thịt gà, đậu , trứng, sữa. Chắc chắn khi sinh bé bạn sẽ phải trữ đềm vì vậy sữa còn cung cấp rất nhiều năng lượng như sắt, calcium, protein để giúp bạn có thể duy trì cơ thể một cách bình thường để phòng chống bệnh hậu sản sau sinh.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh hậu sản là gì, cách ăn uống và phòng chống như thế nào cho tốt. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!