Bệnh gout và những câu hỏi thường gặp

Tham vấn chuyên môn:
Bệnh gout và những câu hỏi thường gặp
Tiêu chuẩn xác định bệnh gout là gì, dấu hiệu bệnh gout là như thế nào, bệnh gout có chữa được không,.. là những câu hỏi được quan tâm rất nhiều.

1. Tiêu chuẩn xác định bệnh gout là gì?

Theo tiêu chuẩn của ACR/EULAR 2015 thì tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout là khi khám lâm sàng đạt độ nhạy là 0.85 và độ đặc hiệu là 0.78.

2. Gout có biểu hiện lâm sàng không?

Bệnh gout cũng có những biểu hiện lâm sàng, cụ thể là:

- Tình trạng viêm khớp xảy ra thường xuyên hay còn gọi là bùng phát gout

- Bị khớp mạn tính

- Có các cục sạn dưới da và nhìn thấy, sờ nắn được gọi là các hạt tophi hình thành do sự tích tụ những tinh thể urate

- Bị sỏi thận còn gọi là sỏi acid uric.

3. Bệnh gout đau ở đâu?

Khi bị gout các cơn đau phổ biến thường ở ngón chân cái, ngoài ra thì cơn đau có thể xuất hiện ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối hay bàn tay, cổ tay.

Những khu vực có khớp bị tổn thương có thể có tình trạng viêm đỏ kèm theo đó là cảm giác nóng rát. Những cơn đau thường xuất hiện bất ngờ và đau nhất trong vòng 4 - 12 tiếng.

4. Nguyên nhân nào khiến chỉ số acid uric tăng cao?

Thực tế thì cơ địa của mỗi người là khác nhau vì thế mà việc loại bỏ hay sản xuất acid uric cũng khác nhua. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chỉ số acid uric tăng cao:

- Do điều trị ung thư hay các bệnh tan máu bẩm sinh gọi là thalassemia, thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm hay suy tim dẫn đến tình trạng tăng sinh các tế bào không kiểm soát

- Người nghiện rượu, uống rượu nhiều

- Người mắc bệnh gan, béo phì, suy giáp hay vảy nến

- Người đang bị suy dinh dưỡng hay ngộ độc chì

- Gặp tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp là hội chứng Lesh-Nyhan

- Sử dụng một số loại thuốc làm tăng acid uric như: vitmain c (Acid Ascorbic), thuốc làm lợi tiểu, sử dụng aspirin liều lượng thấp (trong khoảng từ 75 - 100mg/ngày), Niacin, Warrfarin hay Levodopa, Cylosporine,...

- Tiêu thụ những thực phẩm có hàm lượng chất purin cao như nội tạng động vật, thịt đổ, thịt động vật săn bắn (nai,..), một vài loại hải sản như cá trích, cá mòi, sò điệp

- Người uống bia, nghiện uống bia.

5. Acid uric tăng cao nghĩa là đã bị gout?

Theo nhiều nghiên cứu thì acid uric tăng cao không có nghĩa là bạn đã bị gout mà chỉ là bạn có nguy cơ bị gout thôi. Lúc này không nên tự tiên sử dụng những loại thuốc giảm acid uric mà cần có chỉ dẫn của bác sĩ.

Hay nói cách khác nồng độ acid uric cao chưa đủ để chứng minh bạn có bị gout hay không trong trường hợp bạn không có bất kì một dấu hiệu nào của bệnh gout.

6. Chẩn đoán gout chỉ cần xét nghiệm acid uric máu?

Tương tự như trên thì không phải cứ giá trị của xét nghiệm acid uric máy là đủ để xác định bạn có bị bệnh gout hay không. Ngoài xét nghiệm chỉ số này thì xét nghiệm dịch khớp xương là một phương pháp cực kỳ quan trọng trong việc xác định có bị gout hay không.

Điều quan trọng là phải tìm được sự có mặt của acid uric trong dịch khớp.

7. Có thể đo acid uric trong nước tiểu không?

Có. Nồng độ acid uric có thể được đo bằng nước tiểu. Phương pháp định lượng acid uric tiết niệu được thực hiện trong vòng 24h và có thể giúp bác sĩ nhìn ra được cơ thể bạn có đang tạo ra quá nhiều acid uric hay không hoặc do thận bị suy giảm chức năng bài tiết.

8. Nồng độ acid uric thay đổi trong ngày có đúng không?

Đúng. Thời điểm nồng độ acid cao nhất thường là buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều tối.

9. Tại sao gout lại thường bắt đầu ở bàn chân?

Vị trí phát bệnh gout phụ thuộc rất nhiều vào nơi tích tụ và hình thành ra tinh thể muối urat natri hay còn được gọi là muối acid uric. Quá trình nucleation phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chẳng hạn như nhiệt độ. Khi nhiệt độ giảm độ hoà tan của acid cũng tăng khiến các tinh thể muối hình thành.

Do vậy mà ngón tay và ngón chân là những vị trí hình thành nhiều tinh thể urat - khi mà nhiệt độ giảm thì những mạch máu ngoại vi ở những chi này co lại và giảm lượng máu tới đây - đồng nghĩa là giảm lượng nhiệt.

Ngoài nhiệt độ thì các chấn thương hay nồng độ pH cũng có ảnh hưởng tới sự hình thành ra tinh thể muối acid uric.

Bên cạnh đó là việc tổn thương sụn và tình trạng viêm khớp. Vị trí viêm khớp và tổn thương sụn có tương quan nhất định tới vị trí hình thành acid uric.


Tác giả: Phạm Thanh