Bệnh gout: dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và phương pháp phòng ngừa

Bệnh gout: dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và phương pháp phòng ngừa
Bệnh gout là một bệnh có diễn biến âm thầm và những dấu hiệu rất dễ gây nhầm lẫn. Điều trị bệnh gout cần phải lâu dài và kiên trì kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh thì mới đạt được hiệu quả. Để phòng tránh bệnh cần có thói quen sinh hoạt hợp lý,...

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến ăn uống. Bệnh xảy ra khi nồng độ axit uric trong huyết tương tăng quá cao dẫn đến lắng động các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Nếu các tinh thể lắng đọng ở các khớp (bao hoạt dịch, sụn khớp) sẽ làm cho các khớp bị viêm, gây cảm giác đau đớn, lâu dần nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm cứng và biến dạng khớp. Nếu các tinh thể lắng đọng ở thận sẽ gây ra các bệnh như sỏi thận, viêm thận kẽ,...

Bệnh gout thường xuất hiện ở nam giới, từ 40 tuổi trở lên. Bệnh thường có những đợt kịch phát hoặc tái phát đi tái phát lại nhiều lần. 

bệnh gout là gì

Bệnh gout thường xuất hiện ở nam giới, từ 40 tuổi trở lên. Bệnh thường có những đợt kịch phát hoặc tái phát đi tái phát lại nhiều lần. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Vì sao người trẻ dễ ngày càng dễ mắc bệnh gout?

Dấu hiệu cơn đau gout cấp tính và cách giảm đau

Bệnh gout có nguy hiểm không? Tuy bệnh gout để lại đau đớn, căng thẳng và có thể khiến người bệnh mất ngủ nhưng đây là một bệnh lành tính, có thể khống chế và phòng ngừa các đợt cấp bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

2. Triệu chứng bệnh gout

Dấu hiệu của bệnh gout thường hay xảy ra vào ban đêm, tùy vào mức độ và giai đoạn bệnh mà mức độ cũng như tần suất cơn đau sẽ có sự khác nhau. Hiện tại thì có một số ca bệnh gout không cho thấy triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn đầu. Khi mà các dấu hiệu bệnh gout trở nên rõ ràng hơn thì có thể lúc này đã là bệnh gout cấp tính hoặc mãn tính.

Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của bệnh:

- Khớp bị sưng đau đột ngột, có biểu hiện của sự sưng tấy vào sáng sớm. 

- Khi cơn đau gout xảy ra, tại vị trí đau sẽ có cảm giác nóng rát khi chạm vào. 

- Vùng bị đau cũng có thể chuyển sang màu sưng đỏ.

- Cơn đau gout thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Những biểu hiện đau này thường kéo dài trong vòng vài giờ cho tới 1 - 2 ngày kể tử khi cơn đau bắt đầu.

triệu chứng bệnh gout

Dấu hiệu của bệnh gout thường hay xảy ra vào ban đêm, tùy vào mức độ và giai đoạn bệnh mà mức độ cũng như tần suất cơn đau sẽ có sự khác nhau. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên thì đối với những người bị bệnh gout nặng thì cơn đau gout có thể kéo dài tới vài tuần.

Bên cạnh đó thì người bị bệnh gout sẽ có những cơn đau tái phát trong một khoảng thời gian nhất định thường là lặp lại sau 6 - 12 tháng kể từ cơn đau trước và cường độ có thể khác nhau mỗi ngày. Đây chính là một dấu hiệu bệnh gout cực kỳ nghiêm trọng và cần phải nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

3. Các giai đoạn của bệnh gout

Dựa vào mức độ của bệnh mà các bác sĩ chia bệnh gout thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Mức axit uric trong máu đã tăng nhưng ở giai đoạn này người bệnh chưa thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ thấy xuất hiện triệu chứng sau khi họ bị bệnh sỏi thận.

- Giai đoạn 2: ở giai đoạn này, nồng độ axit uric tăng lên mức rất cao, các tinh thể bắt đầu lắng đọng ở các khớp ngón chân. Người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Các triệu chứng khác của gout cũng bắt đầu xuất hiện với cường độ và tần suất tăng dần. 

- Giai đoạn 3: ở giai đoạn này, các tinh thể bắt đầu tấn công vào nhiều khớp khiến các triệu chứng của bệnh xuất hiện liên tục và không biến mất. Người bệnh cũng thấy các khối chất nổi ở dưới da. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh bị đau nghiêm trọng và có thể phá hủy sụn.

Hiện nay, đa số các trường hợp bệnh đều chỉ mắc gout ở giai đoạn 1 và 2, rất khó tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng gout đã được phát hiện và điều trị đúng cách ở giai đoạn 2. 

4. Nguyên nhân gây bệnh gout là gì?

Gout là bệnh lý hình thành do sự chuyển hóa purin trong cơ thể bị rối loạn - cụ thể là trong thận khiến cho cơ thể không lọc thải được acid uric từ máu ra ngoài. Chính sự tích tự của acid uric trong máu hình thành những tinh thể muối urat ở các mô khớp, sụn khớp,...

Những bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh gout thường có nồng độ acid uric trong máu cao và chúng tích tụ trong một thời gian dài. Khi mà nồng độ acid uric này vượt ngưỡng sẽ gây ra hiện tượng kết tủa muối urat - nguyên nhân gây ra bệnh khớp, làm các khớp bị sưng tấy, đỏ và đau đớn.

Có hai loại bệnh gout là bệnh gout nguyên phát và bệnh gout thứ phát. 

Nguyên nhân gây ra bệnh gout nguyên phát tới nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, chủ yếu nguy cơ đến từ di truyền, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao hay thói quen sử dụng rượu bia,...ngoài ra có thể là do uống một số loại thuốc mà gout là tác dụng phụ của chúng,...

nguyên nhân bệnh gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout nguyên phát tới nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, chủ yếu nguy cơ đến từ di truyền, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao hay thói quen sử dụng rượu bia (Ảnh: Internet)

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout:

- Giới tính và tuổi tác: bệnh gout thường xuất hiện ở nam giới và người lớn tuổi

- Người bị béo phì

- Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản

- Uống nhiều bia rượu trong thời gian dài

- Tăng huyết áp

- Tăng cân quá mức

- Chức năng thận bất thường

- Có người nhà từng bị gout

- Tiền sử mắc các bệnh như bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, huyết áp cao, bệnh truyền nhiễm, tiểu đường, suy giảm chức năng thận. 

- Cơ thể bị mất nước

5. Chẩn đoán bệnh gout

Trong chẩn đoán bệnh gout có một điều cần lưu ý đó là bạn có chỉ số axit uric trong máu cao chưa chắc bạn đã mắc bệnh gout. Để xác định bệnh thì ngoài kiểm tra nồng độ acid uric trong máu thì còn càn phải kiểm tra dịch khớp.

Phương pháp này sử dụng kim lấy chất dịch từ khớp. Chất dịch này sẽ được các bác sĩ kiểm tra xem có tồn tại tinh thể acid uric bên trong không. Bên cạnh đó thì có một số phương pháp chẩn đoán bệnh gout khác như phân tích màng bao hoạt dịch, thử máu, chụp xquang, chụp CT, siêu âm khớp,... 

6. Điều trị bệnh gout

Trong điều trị bệnh gout, sử dụng thuốc nào, liều dùng bao nhiêu,.. sẽ phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân đồng thời giai đoạn bệnh gout là giai đoạn bao nhiêu, chỉ số acid uric cần điều chỉnh là bao nhiêu,..

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm không chưa steroid (NSAIDs) chẳng hạn như indomethacin và naproxen để giảm đau cho bệnh nhân khi những cơn đau gout xảy ra.

Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng corticosteroid, một loại kháng viêm mạnh để điều trị. Loại corticosteroid phổ biến trong điều trị bệnh gout nhất là thuốc prednisone. Bên cạnh đó thì bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân uống  colchicine nếu NSAIDs và corticosteroid không có hiệu quả.

Khi cơn đau bất ngờ xảy ra bệnh nhân cần sử dụng thuốc điều trị cơn đau phù hợp. Sau khi uống thuốc thì cơn đau sẽ biến mất sau từ 1 - 2 giờ kể từ lúc uống.

Để hạn chế tình trạng cơn đau gout tái phát thì bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hàng ngày chẳng như allopurinol hoặc probenecid. Nhữntg loại thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu của bạn.

7. Cách phòng ngừa bệnh

Hiện tại thì chưa có một phương pháp phòng ngừa bệnh gout tái phát một cách chắc chắn hay là biện pháp phòng ngừa các cơn đau gout. Người muốn phòng tránh bệnh gout cần phải tự chăm sóc bản thân và có thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và tầm soát kiểm tra định kỳ sức khỏe.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh gout có thể tham khảo như:

- Hạn chế hoặc bỏ thói quen uống rượu bia

- Giảm béo. Tuy nhiên không được lạm dụng việc nhịn đói để giảm cân nhanh vì nó có thể làm tăng nồng độ aicd uric trong máu.

- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc là đạm động vật hay nhóm đồ ăn có nhiều hàm lượng purin.

- Hãy ăn uống nhiều nước, chất lỏng. Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu bạn.

- Tránh ăn hải sản và thịt đỏ

- Thay thế đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc

- Tập thể dục hàng ngày

- Uống cà phê và bổ sung vitamin C

- Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo

- Tránh ăn nội tạng, nhất là cá mòi, cá trống và gan

- Tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi đúng tiến triển của bệnh

- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc khi không có chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn. 

8. Bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì?

Bị bệnh gout nên ăn gì?

 Người bị bệnh gout nên ăn những loại thực phẩm chữa ít purine hoặc fructose. Ví dụ như:

- Các loại hạt

- Các loại đậu: đậu nành, đậu lăng, đậu phụ,...

- Các loại hoa quả, trái cây

- Rau củ: tất cả các loại rau củ đều tốt trong việc điều trị bệnh gout

- Trứng

- Các sản phẩm từ sữa

- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch và lúa mạch

- Đồ uống: trà, trà xanh và cà phê

- Dầu thực vật

- Các loại gia vị và thảo mộc

Bị bệnh gout nên kiêng gì? 

Người bị bệnh gout nên kiêng các loại thực phẩm giàu purine và fructose. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên tránh dùng:

- Hải sản: tôm, cua, sò điệp

- Cá: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ

- Thịt: thịt bê, thịt nai, thịt gà lôi

- Nội tạng động vật: tim, gan, thận, não

- Đồ uống có đường: nước ngọt và nước ép trái cây

- Mật ong, siro chữa nhiều fructose

- Nấm men: men bia, men dinh dưỡng và các chất bổ sung men khác

- Tránh các thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh quy, bánh ngọt, bánh mỳ trắng

Tác giả: Phạm Thanh