Bệnh glocom có chữa được không? Những thông tin chung về bệnh glocom

Bệnh glocom có chữa được không? Những thông tin chung về bệnh glocom
Bệnh glocom có chữa được không là điều rất nhiều người thắc mắc bởi đây là căn bệnh khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh glocom (tăng nhãn áp glocom) là một trong những căn bệnh có thể gây mất thị lực cho người mắc phải. Do đó, nhiều người vẫn lo lắng không biết bệnh glocom có chữa được không và cách thức điều trị ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này, cũng như giải đáp thắc mắc bệnh glocom có chữa được không?

1. Bệnh glocom là gì?

Bệnh tăng nhãn áp glocom là một tình trạng tổn thương ở dây thần kinh thị giác của mắt, đây là căn bệnh tiến triển nặng theo thời gian. Căn bệnh này liên quan đến sự tích tụ áp suất bên trong mắt người bệnh. Bệnh glocom có xu hướng di truyền từ người thân trong gia đình.

Áp lực trong mắt tăng lên, được gọi là nhãn áp có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác của bạn. Trong khi đó, dây thần kinh này có chức năng gửi hình ảnh đến não. Nếu bệnh tăng nhãn áp glocom tiến triển nặng, bệnh có thể gây mất thị lực vĩnh viễn hoặc gây mù hoàn toàn trong vài năm.

Hầu hết những người bị bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng ban đầu và không bị đau. Và khi thị lực đã bị mất đi, việc điều trị trở nên vô nghĩa.

2. Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp glocom

Chất lỏng bên trong mắt hay còn gọi là thủy dịch, thường chảy ra khỏi mắt qua một kênh giống như tấm lưới. Nếu kênh này bị tắc hoặc mắt tiết quá nhiều, chất lỏng sẽ bị tích tụ. Và đôi khi, các chuyên gia cũng chưa tìm được nguyên nhân gây ra tắc nghẽn này. Thế nhưng nó có thể do di truyền, nghĩa là được truyền từ cha mẹ sang con cái.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra bệnh tăng nhãn áp bao gồm chấn thương mắt do hóa chất, nhiễm trùng mắt nặng, mạch máu bên trong mắt bị tắc hoặc các tình trạng viêm nhiễm. Rất hiếm nhưng phẫu thuật mắt để điều chỉnh một tình trạng bệnh khác đôi khi cũng gây ra tình trạng này. Bệnh thường ảnh hưởng đến cả hai mắt nhưng sẽ có 1 bên mắt bị nặng hơn bên còn lại.

Bệnh glocom có chữa được không? - Ảnh 2.

Nhiều người vẫn băn khoăn liệu rằng bệnh glocom có chữa được không, bởi căn bệnh này khá nguy hiểm - Ảnh: paragoneyes

Đọc thêm:

Ngứa và cộm mắt là dấu hiệu của bệnh gì? Khi nào ngứa và cộm mắt là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau mắt đỏ?

Nguyên nhân gây mỏi mắt thường xuyên là do đâu?

3. Các yếu tố nguy cơ tăng nhãn áp glocom

Bệnh glocom chủ yếu xảy ra ở người lớn trên 40 tuổi, tuy nhiên thanh niên hay trẻ em cũng có khả năng mắc căn bệnh này. Người Mỹ gốc Phi có xu hướng mắc bệnh này nhiều hơn khi con trẻ và bệnh cũng tiến triển nặng hơn.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh glocom bao gồm:

- Là người Mỹ gốc Phi, Ailen, Nga, Nhật, Tây Ban Nha, Inuit hoặc Scandinavia gốc.

- Trên 40 tuổi

- Có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp

- Bị cận thị hay viễn thị

- Có thị lực kém

- Bị bệnh tiểu đường

- Dùng một số loại thuốc steroid như prednisone

- Đang sử dụng một số loại thuốc giúp kiểm soát bàng quang

- Đã bị thương ở mắt

- Có giác mạc mỏng hơn bình thường

- Bị huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường hoặc thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm

- Có nhãn áp cao

4. Phân loại bệnh tăng nhãn áp glocom

Bệnh glocom được phân thành hai loại chính:

Tăng nhãn áp góc mở (tăng nhãn áp góc rộng): Đây là loại bệnh glocom phổ biến nhất. Ở trường hợp này, cấu trúc dẫn lưu trong mắt người bệnh trông ổn nhưng chất lỏng lại không chảy ra ngoài như bình thường.

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng: Loại bệnh này thường phổ biến hơn ở châu Á. Ở trường hợp này, mắt của người bệnh không thể chảy chất lỏng như bình thường vì không gian thoát nước giữa giác mạc và mống mắt quá hẹp. Điều này gây ra sự tích tụ áp suất đột ngột trong mắt người bệnh.

Bệnh glocom có chữa được không? - Ảnh 3.

Bệnh glocom có chữa được không? - Ảnh: healthnewsreview

Các loại bệnh tăng nhãn áp glocom ít phổ biến hơn bao gồm:

Tăng nhãn áp thứ phát: Loại bệnh này xảy ra do một tình trạng bệnh khác gây thêm áp lực cho mắt, chẳng hạn như tiểu đường hoặc đục thủy tinh thể.

Tăng nhãn áp căng thẳng bình thường: Loại bệnh này xảy ra khi bạn có điểm mù trong tầm nhìn hoặc dây thần kinh thị giác có tổn thương. Nhiều chuyên gia cũng xếp loại này là một dạng của bệnh tăng nhãn áp góc rộng.

5. Các triệu chứng của bệnh glocom

Thật không may, hầu hết những người bị tăng nhãn áp góc mở thường không có triệu chứng. Và thường người bệnh chỉ phát hiện những bất thường khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đó là lý do vì sao bệnh tăng nhãn áp glocom được gọi là kẻ trộm tầm nhìn. Dấu hiệu ở giai đoạn nặng thường là mất thị lực một bên mắt hoặc mất thị lực ngoại vi.

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp góc đóng thường đến nhanh và rõ ràng hơn. Nếu bạn có các triệu chứng nào dưới đây, hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức:

- Nhìn thấy quầng sáng xung quanh bóng đèn

- Mất thị lực

- Đỏ mắt

- Mắt nhìn mờ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh

- Buồn nôn hoặc nôn

- Đau mắt

6. Chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp glocom

Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp thường không đau và không mất nhiều thời gian. Bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra thị lực của bệnh nhân bằng cách sử dụng thuốc nhỏ để mở rộng đồng tử và kiểm tra chi tiết. Bác sĩ sẽ kiểm tra dây thần kinh thị giác để tìm các dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.

Trong khi kiểm tra, bác sĩ có thể sẽ chụp ảnh lại để so sánh với lần kiểm tra sau nhằm phát hiện ra sự thay đổi bất thường. Ngoài ra, bác sĩ nhãn khoa cũng sẽ đo áp suất để đo nhãn áp của người bệnh. Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh tăng nhãn áp glocom, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm hình ảnh đặc biệt về dây thần kinh thị giác.

Bệnh glocom có chữa được không? - Ảnh 4.

Bệnh glocom có chữa được không? Câu trả lời là có nhiều phương án điều trị - Ảnh: the ofy

7. Bệnh glocom có chữa được không?

Nhiều người vẫn băn khoăn liệu rằng bệnh glocom có chữa được không?, bởi căn bệnh này khá nguy hiểm. Câu trả lời là có nhiều phương án để điều trị bệnh tăng nhãn áp glocom, bác sĩ có thể kê thuốc nhỏ mắt, thuốc uống, phẫu thuật laser hoặc vi phẫu để giảm áp lực mắt cho người bệnh glocom.

Ngoài ra, câu hỏi bệnh glocom có chưa được không còn tùy thuộc vào phân loại bệnh:

Bệnh tăng nhãn áp góc mở thường được điều trị bằng cách kết hợp thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật tạo hình bằng laser và vi phẫu. Các bác sĩ thường bắt đầu với thuốc, nhưng phẫu thuật laser hoặc vi phẫu sớm cũng có thể hiệu quả hơn trong một số trường hợp.

Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính thường được điều trị bằng thủ thuật laser.

Bệnh tăng nhãn áp ở trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng phẫu thuật vì nguyên nhân của trẻ là do bẩm sinh.

Dưới đây là những phương án điều trị bệnh tăng nhãn áp glocom:

7.1. Thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt có thể giúp làm giảm hoặc tăng chất lỏng trong mắt người bệnh, giúp làm giảm nhãn áp. Tuy nhiên, các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc nhỏ mắt sẽ bao gồm: dị ứng, mẩn đỏ, châm chích, mờ mắt… Một số loại thuốc điều trị tăng nhãn áp có thể gây ảnh hưởng đến tim và phổi của người bệnh.

7.2. Thuốc uống

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc cho bạn uống để giúp điều trị bệnh glocom, chẳng hạn như thuốc chẹn beta hoặc chất ức chế anhydrase carbonic. Những loại thuốc này có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh khá hiệu quả.

Bệnh glocom có chữa được không? - Ảnh 5.

Bệnh glocom có chữa được không và chữa bằng phương án nào? - Ảnh: discoveryoptometry

7.3. Phẫu thuật bằng tia laser

Quy trình này có thể làm tăng nhẹ sự điều tiết chất lỏng trong mắt của bạn nếu bạn bị bệnh tăng nhãn áp góc mở.

8. Lời khuyên để sống chung với bệnh glocom

Bệnh tăng nhãn áp glocom không thể ngăn ngừa nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được sự tiến triển của bệnh. Đây là một căn bệnh kéo dài suốt đời và cần được theo dõi liên tục bởi bác sĩ nhãn khoa. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một số điều để giúp giữ cho đôi mắt được khỏe mạnh.

8.1. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nhãn áp và giúp máu lưu thông ổn định đến các dây thần kinh trong mắt của bạn. Tuy nhiên, một số bộ môn thể dục cũng có thể làm tăng nhãn áp, do đó, hãy trao đổi với bác sĩ trước về chương trình tập luyện phù hợp.

8.2. Ăn uống lành mạnh

Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc ăn uống không giúp kiểm soát bệnh glocom được kiểm soát, nhưng nó là chìa khóa để giữ cho cơ thể và cả mắt của bạn được khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn uống giàu thực phẩm chứa chất chống oxy hóa có thể giúp ích cho người bị bệnh tăng nhãn áp glocom.

8.3. Dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn

Người mắc bệnh glocom phải đảm bảo uống hoặc nhỏ thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ. Bạn có thể đặt lời nhắc dùng thuốc trên điện thoại để không bao giờ quên. Thiếu thuốc có thể khiến cho bệnh glocom chuyển biến xấu đi.

Bệnh glocom có chữa được không? - Ảnh 6.

Một chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho người mắc bệnh glocom - Ảnh: sweye

8.4. Đừng hút thuốc

Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ hô hấp mà nó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp và viêm mắt. Điều đó khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đục thủy tinh thể - đó là 2 yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng nhãn áp.

8.5. Gối đầu cao hơn khi ngủ

Sử dụng một chiếc gối cao hơn một chút khi ngủ sẽ giúp đầu của người bệnh ngẩng cao hơn. Điều này sẽ giúp giảm nhãn áp khá hiệu quả.

8.6. Bảo vệ mắt

Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ dùng kính bảo vệ mắt khi làm việc hoặc chơi các bộ môn thể thao có khả năng gây chấn thương đến mắt. Khi lựa chọn đồ trang điểm, hãy chọn nhãn hiệu ít gâu dị ứng và không sử dụng món đồ đó quá lâu.

Ngoài ra, người bị bệnh glocom nên đeo kính râm khi đi bên ngoài, đặc biệt là vào mùa hè khi ánh sáng có độ chói cao.

8.7. Đừng chà xát

Bệnh tăng nhãn áp và các loại thuốc bạn dùng có thể khiến mắt bạn bị ngứa, thế nhưng hãy cố gắng hạn chế sự chà xát ở mắt. Việc mắt bị trầy xước có thể khiến tình trạng bệnh glocom xấu hơn.

8.8. Cẩn trọng khi tập yoga

Luyện tập thể thao vô cùng tốt, thế nhưng có một số tư thế yoga không tốt cho người mắc bệnh glocom. Do đó, nếu muốn luyện tập bộ môn này, người bệnh nên luyện tập dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên.

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/eye-health/glaucoma-eyes


Tác giả: Tiểu Quyên