Bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai có chữa được không?
Do tỷ lệ người bị giang mai càng ngày càng cao và quá trình điều trị mất rất nhiều thời gian. Vì thế mà có nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bệnh giang mai có chữa được không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một trong các bệnh xã hội, do xoắn khuẩn Treponema pallidum (T. pallidum) gây nên.

Nguyên nhân gây ra bệnh là do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn, hoặc thông qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ người bệnh giang mai.

Ảnh 2.

Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai (Ảnh: Internet)

Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con do xoắn khuẩn xâm nhập vào thai nhi qua dây rốn.

Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: gây tổn thường xương khớp thậm chí làm cho người bệnh bị vô sinh... Do thời gian chữa trị của bệnh khá dài và phức tạp vì thế nhiều người thắc mắc rằng liệu bị bệnh giang mai có chữa được không?

2. Bệnh giang mai có chữa được không?

Hiện nay với sự tiến bộ của y học, bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh và gây khó khăn cho điều trị.

Ảnh 3.

Bệnh giang mai có chữa được không? Câu trả lời là có, bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi (Ảnh: Internet)

Nắm được các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai và các triệu chứng của bệnh trong từng giai đoạn sẽ giúp chúng ta có thể điều trị bệnh tốt hơn. Và giải đắp các thắc mắc về bệnh giang mai có chữa được không? Tại sao nhiều người không phát hiện ra bệnh?

+ Giang mai thời kỳ 1

Thời gian ủ bệnh vào giai đoạn 1 sẽ kéo dài khoảng 6 - 8 tuần, vi khuẩn mới chỉ gây ra tổn thương ở những vị trí mà chúng xâm nhập.

Biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này là: xuất hiện những hạt mụn nhỏ như hạt gạo và có màu đỏ mọc ra trên rãnh dương vật, trên dương vật, bao quy đầu. Sau một thời gian, những hạt nhỏ đó sẽ kết cứng lại hoặc có thể bị vỡ ra, có chảy dịch ra ngoài, trong chất dịch đó có chứa các xoắn khuẩn.

Ảnh 4.

Giang mai ở những giai đoạn đầu tiên, có xuất hiện các mụn như hạt cơm và chứa bọng nước (Ảnh: internet)

Các triệu chứng trong giai đoạn này thường người bệnh sẽ không để ý do các tổn thương trên da sẽ tự lành trong vòng 2 đến 6 tuần. Tuy nhiên vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong cơ thể nên nếu không được điều trị thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2.

+ Giang mai thời kỳ 2

Sau khoảng 2 đến 6 tháng, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cúm như: nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân; xuất hiện săng giang mai ở vùng sinh dục.

Ảnh 5.

Giang mai ở thời kỳ 2 sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi ban ở lòng bàn tay (Ảnh: internet)

Các biểu hiện trên có thể tự biến mất nên người bệnh có thể không chú ý đến. Tuy nhiên các triệu chứng này lại có thể kéo dài đến 2 năm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể phát triển sang giai đoạn III.

+ Giang mai thời kỳ 3

Vào giai đoạn này thì bệnh có những triệu chứng rõ hơn, thậm chí là đã bắt đầu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: gây tổn thương các cơ quan, phủ tạng (gan, tim, thần kinh, cơ, xương, não…) thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Ảnh 6.

Giang mai giai đoạn 3 có thể gây tổn thương đến cơ cơ xương của người bệnh (Ảnh: internet)

Đặc biệt vào thời kỳ thứ 3 này, khả năng lây nhiễm bệnh giang mai cho bạn tình sẽ thấp hơn do xoắn khuẩn đã xâm nhập trong phủ tạng, không còn tồn tại ở da và niêm mạc nữa.

Bệnh giang mai có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế hay các trung tâm sức khỏe sinh sản. Để tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh thì người bệnh nên đi khám và điều trị sớm. Như thế mới có khả năng chữa khỏi bệnh giang mai.

Do vậy mà, bệnh giang mai có chữa được không phụ thuộc hoàn toàn vào sự chủ động của người bệnh.

Theo Baomoi

Tác giả: Trương Xuân