Giãn tĩnh mạch còn được gọi với tên khác là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính, là một bệnh lý thuốc nhóm bệnh mạch máu ngoại vi. Đây là căn bệnh có các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể trao đổi oxy.
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở nữ nhiều hơn so với nam giới và người càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh. Theo các thống kê, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch đang ngày càng gia tăng và thường xuất hiện ở người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, ít vận động, người có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Giãn tĩnh mạch còn được gọi với tên khác là bệnh suy giãn tĩnh mạch
Dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm:
- Chân cảm giác đau nhức hoặc tức nặng và mỏi, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Đôi khi xuất hiện phù nề ở cẳng chân và mu bàn chân.
- Tĩnh mạch xanh và phình ra dọc theo mắt cá, đùi hoặc đầu gối.
- Đau khi đi lại nhiều.
- Da khô và ngứa đặc biệt tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, tê, ngứa, lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân Ngoài ra có thể còn có các dấu hiệu nhận biết khác không được đề cập. Để có thể chắc chắn về tình trạng của mình, bạn nên đến khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chân cảm giác đau nhức hoặc tức nặng và mỏi, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu
Cơ chế bệnh sinh của bệnh giãn tĩnh mạch hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên đa phần các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch là do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim, khiến máu bị ứ đọng.
Đồng thời, những nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch còn có thể liên quan đến giới tính, nghề nghiệp, thói quen sử dụng thuốc, bệnh lý y khoa khác,…
Tất cả những đối tượng dưới đây đều có khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch:
- Nữ giới: Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ thường cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích đeo giày cao gót.
- Người cao tuổi: Do các mạch máu và van điều tiết máu trong mạch dần dần bị thoái hóa nên nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi.
- Người thừa cân, béo phì: xơ vữa mạch máu và huyết áp cao do bị thừa cân gây ra không chỉ khiến bạn bị giãn tĩnh mạch mà còn tăng nguy cơ nhiều bệnh tim mạch khác.
- Con cái có cha mẹ mắc bệnh giãn tĩnh mạch: Hiện có khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
- Những người làm công việc phải đứng quá lâu hoặc ít vận động như nhân viên bán hàng, giáo viên, nhân viên văn phòng,...
- Nghề nghiệp: Những nghề phải đứng quá lâu hoặc ít vận động như nhân viên bán hàng, giáo viên, nhân viên văn phòng,...
- Người sử dụng thuốc ngừa thai.
- Người mắc các bệnh như nhiễm trùng, khối u.
- Người bị bó bột hay phải nằm bất động lâu.
- Người mắc các biến chứng tắc mạch, viêm mạch sau phẫu thuật.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh giãn tĩnh mạch hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác
Tùy theo từng tình trạng người bệnh và diễn biến của bệnh mà các bác sĩ dễ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, trong đó có thể áp dụng một phương pháp riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc:
Dùng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng băng ép và vớ y khoa tạo áp lực giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn.
Phẫu thuật: Thường là tiểu phẫu kéo dài khoảng 5-10 phút. Các mạch máu sẽ được lấy ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động. Bệnh nhân sau phẫu thuật, sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.
Chích xơ: Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, thuốc có tác dụng làm tĩnh mạch bị mất chức năng và điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch khác khỏe hơn.
Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn trong khoảng thời gian từ 30-40 phút trong mỗi lần điều trị.
Nếu xảy ra bội nhiễm và loét ở chân, bên cạnh những phương pháp điều trị trên thì cần kết hợp dùng kháng sinh để chống bội nhiễm và chăm sóc tại vết loét.
Nếu xảy ra bội nhiễm và loét ở chân, bên cạnh những phương pháp điều trị trên thì cần kết hợp dùng kháng sinh để chống bội nhiễm và chăm sóc tại vết loét.
Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch khá nặng nề khi có thể khiến người bệnh gia tăng khả năng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay mất chân. Do đó, người bệnh cần được điều trị sớm và đúng cách nhằm giảm thiểu nguy cơ mang tính chất nguy hiểm đến tính mạng như trên. Theo thống kê của các nhà khoa học, có tới 77,6% những người mắc giãn tĩnh mạch không biết mình mắc bệnh.
Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng trở nên phổ biến nhất là những người thường xuyên phải đứng lâu hay di chuyển nhiều như giáo viên hay nhân viên y tế,...Theo đó, đa số những người mắc bệnh không được điều trị kịp thời sẽ mắc phải một trong ba biến chứng nguy hiểm sau: huyết khối (máu đông), xuất huyết (chảy máu) và loét chân.
Các tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, cục máu đông này có thể di chuyển tới các cơ quan quan trọng như viêm phổi, tắc nghẽn mạch máu não,...gây nguy cơ tử vong cao cho người bệnh. Những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch cũng sẽ có nguy cơ bị xuất huyết, bầm máu,...
Các tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông
Để có thể phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả, bạn nên tham khảo những cách sau:
- Luyện thể dục thể thao đúng cách, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày vừa giúp bạn giảm cân, nâng cao sức khỏe mà còn phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch.
- Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
- Nâng chân lên cao khi ngồi, nghỉ ngơi.
- Mang vớ y tế mỗi ngày.
- Hạn chế đi giày cao gót.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và vitamin.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.
- Xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
Nếu giãn tĩnh mạch gây đau đớn, da lở loét hoặc bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn, bạn cần liên hệ đến bác sĩ để kịp thời xử lý. Đặc biệt nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ sưng nóng và đau khi chạm thì khả năng cao là một huyết khối nguy hiểm. Lúc này bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nếu giãn tĩnh mạch gây đau đớn, da lở loét hoặc bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn
Cách ăn uống đóng vài trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch, theo đó, người mắc bệnh giãn tĩnh mạch nên ăn những thực phẩm sau:
- Thực phẩm có nhiều chất xơ: hạt chia và hạt lanh (chứa nhiều omega-3), bí đỏ, đậu bắp, súp lơ, cà rốt, yến mạch, gạo lứt, các loại rau, các loại đậu (đậu cô que, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu nành),…
- Trái cây: Chuối, lê, đu đủ, bơ,…
- Thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E: rau bina, rau cải, củ cải xanh, xoài, đu đủ, cà chua, củ cải, bơ, hạt dẻ,…
- Thực phẩm chứa nhiều Flavonoid: bông cải xanh, các loại hạt, socola (cacao), ớt, việt quốc, trà xanh và nhiều loại thực phẩm khác.
- Thực phẩm chứa nhiều rutin như: lúa mạch, Kiều Mạch, cây dẻ ngựa, sung, măng tây, thông bark, hoa Hòe và Tam Giác Mạch.
- Thực phẩm giàu magiê.
- Dấm táo.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho người bệnh thì cũng có những thực phẩm không nên ăn do có nguy cơ gia tăng mắc bệnh cũng như khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.
Theo nghiên cứu, người bệnh giãn tĩnh mạch cần kiêng những thực phẩm sau:
- Rượu bia.
- Đường, thực phẩm chứa nhiều đường.
- Thực phẩm chế biến sẵn.
- Caffeine.
Do những thực phẩm trên có thể gây tổn thương động mạch, mất cân bằng nội tiết tố, gia tăng vấn đề huyết áp và tăng cân. Đây cũng là những thực phẩm có hàm lượng natri cao, chứa các độc tố, khiến bản thân người dùng mất nước, làm trầm trọng tình trạng giãn tĩnh mạch.
Cách ăn uống đóng vài trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch
Bệnh giãn tĩnh mạch có chữa được không?
Bên cạnh câu hỏi bệnh giãn tĩnh mạch là gì thì việc có thể điều trị được căn bệnh này không cũng không kém phần quan trọng. Như đã nói ở trên, bệnh giãn tĩnh mạch có thể điều trị bằng các phương pháp như: uống thuốc, phẫu thuật, chích xơ, Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn, sử dụng băng ép và vớ y khoa …
Bệnh giãn tĩnh mạch có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch là do sự suy yếu của các van tĩnh mạch khiến quá trình đưa máu trở ngược về tim bị ảnh hưởng, máu bị ứ đọng. Nếu bạn đang lo lắng vấn đề bệnh giãn tĩnh mạch có lây không thì câu trả lời là KHÔNG. Bệnh không lây nhiễm và bạn sẽ không mắc bệnh giãn tĩnh mạch thông qua con đường giao tiếp như nói chuyện, bắt tay,…
Bệnh giãn tĩnh mạch có di truyền không?
Đây cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người khi căn bệnh gây là những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe người bệnh. Mặc dù bệnh tính mạch không lây nhiễm nhưng chúng có thể di truyền. Nếu trong gia đình bạn có bố, mẹ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc căn bệnh này.
Giãn tĩnh mạch đã và đang khiến cuộc sống của nhiều người bị đảo ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin. Lời khuyên từ các chuyên gia để phòng ngừa căn bệnh này là bạn nên khám sức khỏe định kỳ, áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, điều trị nhanh chóng ngay khi phát hiện bệnh và không quên tìm hiểu Bệnh giãn tĩnh mạch là gì cũng như các căn bệnh liên quan khác.
Giãn tĩnh mạch đã và đang khiến cuộc sống của nhiều người bị đảo ngược
Lời khuyên từ các chuyên gia để phòng ngừa căn bệnh này là bạn nên khám sức khỏe định kỳ
Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch là do sự suy yếu của các van tĩnh mạch khiến quá trình đưa máu trở ngược về tim bị ảnh hưởng
Bệnh giãn tĩnh mạch có thể điều trị bằng các phương pháp như: uống thuốc, phẫu thuật, chích xơ, Laser nội mạch
Nếu giãn tĩnh mạch gây đau đớn, da lở loét hoặc bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn, bạn cần liên hệ đến bác sĩ