Hiện tượng tăng áp lực nội sọ mà không có u hoặc dịch não tủy bị tắc nghẽn thì được gọi là giả u não.
Giả u não còn được gọi là tăng áp lực sọ não vô căn và tăng áp lực nội sọ lành tính, tuy nhiên theo các chuyên gia thì những cái tên này đều không thỏa đáng.
Thời xa xưa, từ não úng thủy do viêm tai là khái niệm được dùng để chỉ một thể loại giả u não do huyết khối làm tắc nghẽn xoang bên, xảy ra sau nhiễm trùng tai giữa có cả viêm xương chũm. Trong y văn cũ còn nhấn mạnh, giả u não không liên quan gì đến giả u do viêm hốc mắt.
Cho đến thời điểm hiện tại, phần lớn những trường hợp mắc bệnh giả u não, thì y khoa vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhưng căn bệnh này thường thấy ở nhóm đối tượng là phụ nữ trẻ và béo phì.
Do đó, rối loạn chức năng nội tiết đặc biệt là tăng estron, được cho là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Rối loạn chức năng nội tiết đặc biệt là tăng estron là nguyên nhân dẫn đến giả u não - Ảnh: Internet
Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt và phụ nữ thai nghén cũng được cho là có liên quan đến giả u não, bởi tỷ lệ mang thai ở bệnh nhân trẻ khá cao. Cũng có nhiều trường hợp, giả u não xuất hiện lúc mang thai và khỏi khi bị sảy thai, đối với phụ nữ mang thai thì khả năng giả u não gây nguy hiểm cho bào thai là khá lớn.
Dù vậy, y khoa vẫn cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây giả u não chính là do sự giảm thoát lưu tĩnh mạch ở đầu. Khi tình trạng thoát lưu tĩnh mạch bên phải trội hơn và chỉ tắc nghẽn một bên hoặc một phần cũng đủ làm tăng áp lực nội sọ.
Việc giảm thoát lưu tĩnh mạch này, có thể gây hội chứng giả u, ngoài viêm xương chũm còn có phẫu thuật (ví dụ phẫu tích ở cổ) u nhỏ đè vào xoang và những tình huống gây huyết khối ở xoang hoặc ở tĩnh mạch cảnh.
Không chỉ vậy những trường hợp kết hợp giữa giả u não với corticosteroid và dẫn xuất của nó, suy giảm tuyến cận giáp, thừa hoặc thiếu vitamin A, thiếu máu… nhiễm độc kepon cũng được người ta nhắc đến.
Hay việc sử dụng nhiều corticosteroid và tetracyclin cũng có thể dẫn đến giả u não, nhưng hiếm. Việc trẻ suy dinh dưỡng sau khi được bồi dưỡng, việc tiêm truyền chất dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch giữa ở đầu cũng có thể dễ bị giả u não
Để xác định giả u não người ta dựa vào phù gai thị, khi không có phù gai thị thì phải theo dõi liên tục để xác định giả u não. Việc chụp X quang thần kinh có thể loại trừ u nội sọ hoặc não úng thủy.
Khi có biểu hiện tăng áp lực nội sọ, thì bạn nên đi khám thần kinh, và khi nhận thấy dấu hiệu tăng áp lực thì bạn nên làm xét nghiệm dịch não tủy, việc soi đáy mắt cũng có thể phát hiện ra bệnh này. Và đa số những người bị giả u não thường có biểu hiện là đau đầu, song thị và nhìn mờ.
Ngày nay với công nghệ số hiện đại, người ta chẩn đoán giả u não thông qua việc chụp cắt lớp vi tính. Thông qua việc chụp cắt lớp vi tính này, người ta có thể phát hiện giả u não khi thấy não thất bên và não thất ba bình thường hoặc nhỏ lại (thấy u hẹp như khe hở và khó nhìn thấy), thị thần kinh to ra.
Còn khi thấy bể lớn não nhô ra và hố yên rộng, thì các bác sĩ sẽ chụp động mạch não để xác định việc tắc xoang tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch cảnh. Với những bệnh nhân ngoại trú, thì nên áp dụng kỹ thuật chụp động mạch có đè ấn bằng tay để loại trừ tĩnh mạch ra.
Giả u não có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như mù, do teo thị thần kinh thứ phát. Còn khi tắc mạch cấp tính sẽ làm giảm thị lực và đôi khi có phù gai thị mãn tính dẫn đến tân mạch dưới võng mạc ngay tại gai thị. Bệnh cũng có thể gây liệt dây thần kinh VI kèm theo song thị ngang, hoặc song thị đứng.
Khi kết quả chụp cắt lớp vi tính bình thường và dịch não tủy bình thường, thì cần nghĩ đến u thần kinh đệm, u này có đặc điểm là u tân sinh tiến triển tỏa lan khó xác định, và viêm não sớm hoặc không điển hình có dịch não tủy bình thường. Những u nhỏ đè vào xoang màng cứng không dễ dàng nhận ra khi chụp cắt lớp vi tính.
Khi bệnh nhân bị giả u não mà không suy giảm thị lực và không nhức đầu khó chịu, thì chỉ cần theo dõi là đủ. Nhưng với nhiều người thì bệnh giả u não đã trở thành mạn tính và tỷ lệ bị giảm thị lực khá cao.
Phương pháp điều trị bệnh giả u não mà y học từ xa xưa đã sử dụng, đó là chọc dịch não tủy lặp đi lặp lại nhiều lần.
Việc hạ áp lực chỉ có tác dụng tạm thời, có lẽ chỉ được trong vài ba giờ. Theo kết quả nghiên cứu động học dịch não tủy, thì 25% bệnh nhân sau lần chọc dò đầu tiên u giả não thoái triển một cách tự nhiên.
Do đó, các bác sĩ nên cân nhắc xem xét chọc dò lại (để phục vụ cho việc chẩn đoán) sau 48 giờ hoặc lâu hơn nữa, phải nắm chắc là áp lực nội sọ vẫn còn cao trước khi dự tính thực hiện một phương pháp điều trị mãnh liệt hơn, nhất là trong trường hợp soi đáy mắt thấy các dấu hiệu phù gai thị vẫn còn tồn tại kéo dài ngày sau cả khi áp lực nội sọ đã trở lại bình thường.
Nhiều người thì bệnh giả u não đã trở thành mạn tính và tỷ lệ bị giảm thị lực khá cao - Ảnh: Internet
Sau khi tiến hành phương pháp chọc dịch não tủy, thì người bệnh được điều trị nội khoa bằng thuốc lợi tiểu và steroid toàn thân. Việc uống corticosteroid trong thời gian ngắn mang lại kết quả khả quan
Tuy nhiên không được dùng thuốc kéo dài. Khi sử dụng thuốc mà nhận thấy những yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra, thì cần cắt thuốc ngay nếu có thể được. Việc sút cân cũng có thể khiến cho bệnh giả u não được thuyên giảm.
Khi thực lực của bệnh nhân giả u não ngày một tăng, thì việc can thiệp phẫu thuật nên được xem xét để tiến hành.
Hiện nay để phẫu thuật thị lực cho những người bị giả u não, người ta thường sử dụng phương pháp phẫu thuật chuyển dòng (shunt) cột sống – phúc mạc, vì não thất bị nhỏ lại khó thực hiện được chuyển dòng não thất – phúc mạc. Ở một số trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật giảm áp thị thần kinh. Thị lực được bảo vệ có thể là do sẹo hóa bao thị thần kinh.
Còn đối với những phương pháp khác như dưới thái dương không còn được sử dụng vì gây biến chứng nghiêm trọng như cơn động kinh chẳng hạn, và phương pháp phẫu thuật làm sụt cân không được thực hiện rộng rãi.