Bệnh giả gút là bệnh lý xuất hiện do các tinh thể muối calcium pyrophosphate dihydrate bị lắng đọng dẫn tới tình trạng vôi hóa tại các khớp.
Bệnh giả gút thường hay bị nhầm lẫn với bệnh gout và những tình trạng thấp khớp khác. Giả gout nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm khớp mãn tính, thoái hóa khớp nặng, thậm chí là tàn tật. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác bệnh giả gout là rất quan trọng.
Bệnh giả gút (gout) là bệnh lý nguy hiểm, và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm khớp mãn tính, thoái hóa khớp nặng, thậm chí là tàn tật (Nguồn: internet).
Tương tự như tên gọi, khi bị mắc giả gout, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng tương tự với bệnh gout, nhưng điều kiện gây bệnh thì không giống nhau. Nếu như bệnh gout phát triển khi tinh thể acid aric tích tụ trong khớp và gây ảnh hưởng thì bệnh giả gút phát triển khi tinh thể calcium pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô bao quanh khớp.
Bệnh giả gút (hay còn gọi là bệnh lý CPPD) có các triệu chứng lâm sàng khá giống với bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính và bệnh gút. Theo thống kê, khoảng 25% những bệnh nhân bị giả gút có triệu chứng giống hệt bệnh gút, 5% phát triển các triệu chứng gần giống với viêm khớp dạng thấp và 50% xuất hiện các biểu hiện giống viêm khớp mãn tính. Tuy nhiên, không phải ai bị giả gút cũng đều có triệu chứng.
Thông thường, bệnh giả gút thường phát triển từ một khớp và khi bệnh khởi phát thì khá đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên, nó gây ra ít đau đớn hơn so với bệnh gút cấp tính. Giả gút khi khởi phát thường kéo dài từ vài ngày chơ tới hai tuần, có thể kèm theo triệu chứng sốt. Ngoài ra, giả gút thường kết hợp với một số bệnh lý khác như nhiễm sắc tố sắt, cường cận giáp trạng, tiểu đường, nhiễm sắc tố ochronose, thiểu năng giáp trạng, bệnh Wilson, bệnh gút. Bệnh giả gút sẽ gây tổn thương sụn, khớp trong một thời gian rất dài.
Nếu như những bệnh nhân bị gút thì ngón chân cái là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất thì đối với người bị giả gút, đầu gối lại là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy vậy, bệnh giả gút cũng có thể phát triển ở bất kỳ khớp nào gồm cả ngón chân cái.
Đầu gối chính là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi bị bệnh giả gút (Nguồn: internet).
Đối tượng bị mắc bệnh giả gút có thể là bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào; tuy nhiên, khi bệnh càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên đáng kể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự lắng đọng của các tinh thể calcium pyrophosphate phát triển thành bệnh giả gút xuất hiện ở khoảng 3% người có độ tuổi 60. Nhưng, khi họ 90 tuổi thì tỷ lệ này tăng lên tới 50%.
Ngoài nguyên nhân tuổi tác thì yếu tố di truyền cũng là một nguyên do dẫn tới bệnh giả gút. Dù chưa có những nghiên cứu sâu về vấn đề này nhưng những thống kê đã chỉ ra nếu trong gia đình có người bị giả gút thì khả năng bị mắc bệnh này sẽ cao hơn bình thường.
Ngoài yếu tố di truyền thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ tăng nếu người bệnh bị bất kỳ rối loạn chuyển hóa nào như chứng cường giáp, suy giáp, huyết áp thấp, rối loạn chuyển hóa xương hypophosphatasia, bệnh amyloidosis
Để chẩn đoán bệnh giả gút thì kiểm tra khớp dịch là phương pháp hiệu quả. Bác sĩ sẽ lấy chất lỏng từ khớp bị ảnh hưởng và kiểm tra các tinh thể CPPD có hình thanh hoặc hình thoi. Quan sát các tinh thể này sẽ chẩn đoán được bệnh tình. Ngoài ra, chụp X-quang cũng hỗ trợ chẩn đoán. Nếu cần, có thể thực hiện thêm các xét nghiệm để loại trừ các tình trạng viêm khớp khác.
Nếu bệnh gút liên quan tới rối loạn chuyển hóa purin, gây ra sự dư thừa acid uric trong máu và khi điều trị phải điều chỉnh chế độ ăn thì bệnh giả gút lại hoàn toàn khác, chế độ ăn uống không ảnh hưởng tới bệnh hay sự phát triển của bệnh. Vì vậy, kể cả có thay đổi chế độ ăn uống thì cũng không giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh giả gút. Dù các tinh thể calcium pyrophosphate có liên quan tới canxi nhưng không có một bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ gây ra bệnh giả gút.
Dù người bệnh có ăn chế độ ăn kiêng hay không cũng không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới bệnh tình (Nguồn: internet).
Cho đến hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh giả gút như loại bỏ hoàn toàn sự tích tụ các tinh thể ở khớp, và chỉ có những cách điều trị để kiểm soát các triệu chứng bệnh như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để ngăn ngừa bệnh tái phát; hay sử dụng cortisone tiêm vào khớp để kiểm soát tình trạng viêm và các cơn đau. Ngoài ra, phẫu thuật cũng là một lựa chọn cho các khớp bị tổn thương nghiêm trọng.