Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout
Bệnh giả Gout là căn bệnh có thể gây tổn thương các khớp đồng thời căn bệnh này thường dễ nhầm lẫn với bệnh khớp khác. Người mắc bệnh giả Gout nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thoái hóa khớp nặng.

1. Định nghĩa bệnh giả Gout là gì?

Bệnh giả Gout là một trong những tình trạng viêm khớp đặc trưng bởi những dấu hiệu nhưng đau đột ngột, sưng tại các khớp xương, phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đầu gối… Những cơn đau khớp do bệnh giả Gout gây ra thường xuất hiện ở những người lớn tuổi.

Bệnh giả Gout còn được gọi là CPPD hay bệnh lý lắng đọng calcium pyrophosphate. Theo các Bác sĩ chuyên khoa, cho dù là bệnh Gout hay bệnh giả Gout thì đều có một phản ứng lắng đọng các tinh thể calcium pyrophosphate vào các khớp làm giảm đi sự hoạt động cũng như sự linh động của các khớp. Các khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở những người mắc chứng bệnh giả Gout là khớp gối, khớp cổ tay và khuỷu tay,…

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được cơ chế gây lắng đọng calcium pyrophosphate ở những bệnh nhân mắc bệnh giả Gout nhưng các Bác sĩ đã tìm ra được phương pháp điều trị để giảm đau và bảo tồn các khớp cho những bệnh nhân này.

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-2

Bệnh giả Gout là một trong những tình trạng viêm khớp

2. Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh giả Gout

2.1. Nguyên nhân gây bệnh giả Gout

Hiện nay các Bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh giả Gout, gọi là bệnh giả Gout vì dấu hiệu của bệnh tương đương với dấu hiệu của bệnh Gout chỉ nguyên nhân gây bệnh là khác nhau. Bệnh giả Gout hay bệnh Gout đều có một cơ chế bệnh sinh đó là sự lắng đọng tinh thể acid uric trong khớp và làm ảnh hưởng đến chức năng và khả năng vận động của khớp.

Vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào để lý giải vì sao tinh thể acid uric lại lắng đọng trong bệnh giả Gout, các nhà khoa học cho rằng chúng có liên quan tới quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, những người mắc bệnh giả Gout đặc biệt là những người cao tuổi thường không có bất cứ dấu hiệu gì bất thường cho tới khi bệnh giả Gout đã gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

2.2. Đối tượng dễ mắc bệnh

Các nhà khoa học mới chỉ tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giả Gout cụ thể như sau:

- Nhóm người bị tổn thương khớp nặng trong tai nạn hay phẫu thuật ghép xương.

- Người mắc một số chứng bệnh chuyển hóa như tiểu đường, cường cận giáp,…

- Tuổi tác: Người lớn tuổi thường dễ mắc bệnh giả Gout do căn bệnh này thường có xu hướng liên quan tới quá trình lão hóa nên những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với những đối tượng khác.

- Rối loạn di truyền: Rối loạn di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh giả Gout. Những người được sinh ra ở những gia đình có mắc bệnh di truyền có khả năng mắc bệnh giả Gout cao hơn so với những đối tượng khác.

- Những người bị thừa sắt: Tuy chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của bệnh giả Gout nhưng người ta đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng thừa sắt và căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-3

Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh giả Gout

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh giả Gout là gì?

Bệnh giả Gout có dấu hiệu lâm sàng khá giống với một số căn bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout hay bệnh viêm khớp mãn tính,… Có khoảng 25% những người mắc bệnh giả Gout có dấu hiệu tương tự như những người mắc bệnh Gout thực thụ. Ngoài ra, có khoảng 5% những người bệnh có dấu hiệu như những người mắc viêm khớp dạng thấp và có tới 50% những người bệnh có dấu hiệu giống với tình trạng viêm khớp mãn tính.

Nhiều trường hợp đặc biệt bệnh nhân mắc giả Gout không có bất cứ dấu hiệu đặc trưng nào cho tới khi phát bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột và dữ dội khi người bệnh sẽ cảm thấy sưng, nóng, đỏ đau tại các khớp chỉ là mức độ đau đớn ở những người bệnh này không bằng những người mắc bệnh Gout thực thụ. Các cơn đau khớp mà giả Gout gây ra thường kéo dài khoảng vài ngày thậm chí là hàng tuần. Ngoài những dấu hiệu trên, còn đi kèm một số dấu hiệu khác:

- Đau khớp đột ngột, sưng tấy khớp, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sớm.

- Người bệnh cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng khi cử động hoặc có ai đó đụng vào khớp của mình.

- Các khớp có cảm giác nóng và sưng nhiều lên.

Những bệnh nhân mắc giả Gout thường có kèm theo một số bệnh lý khác như đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, bệnh Wilson,… Những căn bệnh kèm theo nào làm tăng nguy cơ tổn thương khớp nghiêm trọng.

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-4

Bệnh giả Gout có dấu hiệu lâm sàng khá giống với bệnh Gout

4. Biến chứng của bệnh giả Gout

Do cơ chế bệnh sinh của bệnh Gout và bệnh giả Gout là như nhau nên những hậu quả mà căn bệnh này gây ra cho sức khỏe cũng vô cùng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng mà bệnh giả Gout có thể gây ra:

Nổi các cục sần ơ khớp: Các cục sần ở khớp thường được gọi là tophi, những tophi ở trong bệnh giả Gout thường nhỏ và xuất hiện rải rác so với những người mắc bệnh Gout thực thụ. Những tophi này thường xuất hiện ở ngón tay, cổ tay hay bàn tay,… Tophi thường không gây đau đớn trừ khi người bệnh xuất hiện những cơn viêm khớp.

Tổn thương và biến dạng khớp: Mức độ biến dạng và tổn thương khớp tuy không quá nghiêm trọng đối với bệnh nhân mắc giả Gout nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì việc xuất hiện tổn thương và biến dạng khớp là điều rất dễ xuất hiện. Những người mắc giả Gout có thể bị xói mòn xương, mất sụn hay khá hủy khớp khiến cho người bệnh đau đớn và ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.

Sỏi thận: Những người mắc bệnh giả Gout hay những người mắc bệnh Gout đều có nguy cơ mắc sỏi thận, điều này được lý giải là do tinh thể urate tích tụ trong đường tiết niệu, lâu dần sẽ hình thành nên sỏi. Những người mắc giả Gout có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận hơn từ 10 – 25% so với những người không mắc bệnh. Có khi sỏi thận cản trở đường tiểu người bệnh sẽ có dấu hiệu đau rát mỗi khi đi tiểu, nước tiểu chảy chậm hơn, đi tiểu rát, tiểu buốt,…

Suy thận: Được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh giả Gout có thể gây ra cho người bệnh, suy thận có thể do sỏi thận làm tắc nghẽn sự hoạt động của thận cũng có thể do sự lắng đọng tinh thể urate ở thận làm tổn thương cầu thận và tổn thương nhu mô thận gây nên suy thận.

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-5

Tổn thương và biến dạng khớp là biến chứng của bệnh giả Gout

5. Điều trị giả Gout như thế nào?

Mục đích chính khi điều trị bệnh giả Gout là làm giảm đi những cơn đau do bệnh gây ra và làm hạn chế những tổn thương không đáng có ở khớp. Không có phương pháp điều trị nào có thể loại bỏ triệt để các tinh thế urate lắng đọng ở trong khớp gây nên bệnh giả Gout. Những người mắc giả Gout sẽ thường được sử dụng phác đồ điều trị với các loại thuốc như sau:

5.1. Chống viêm không steroid (NSAID)

Loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị các triệu chứng mà bệnh giả Gout gây ra, nhóm thuốc này cũng có mặt trong nhiều phác đồ điều trị các bệnh lý xương khớp. Công dụng chính của NSAID là giảm đau, hạ sốt và kháng viêm. Một số loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị giả Gout có thể kể tới như ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), naproxen (Aleve) và indomethacin (Indocin),…

Những thuốc này nếu điều trị trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,… vì thế những người mắc bệnh giả Gout không nên tự ý sử dụng để tránh làm tổn thương dạ dày.

5.2. Colchicine

Colchicin là một trong những dòng thuốc đặc hiệu được sử dụng để điều trị bệnh giả Gout, chúng giúp ngăn chặn hoặc điều trị cơn Gout cấp tính. Cơ chế hoạt động của Colchicin là làm giảm sự tích tụ các tinh thể axit uric, giúp làm giảm sưng đau các khớp, làm giảm đau ở các khớp bị ảnh hưởng. Colchicin cũng có công dụng làm giảm viêm nhiễm ở những người mắc giả Gout.

Cũng giống như nhóm thuốc NSAIDs, Colchicin cũng có thể gây tổn thương dạ dày và gây một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa,… nên việc sử dụng loại thuốc này cũng cần hết sức thận trọng.

5.3. Tiêm nội khớp

Tiêm nội khớp được áp dụng khi người bệnh đau đớn nhiều và xuất hiện những ổ viêm ở khớp. Để tiến hành tiêm nội khớp, các Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim và loại bỏ một số dịch khớp sau đó mới tiêm corticosteroid để giảm viêm và thuốc tê để tạm thời tê khớp giúp người bệnh giảm đi những cơn đau do viêm khớp gây ra.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh toàn thân cũng cần chủ động điều trị triệt để để không làm tổn thương khớp thêm.

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-6

Tiêm nội khớp được áp dụng khi người bệnh đau đớn nhiều

6. Cách phòng chống bệnh giả gout

Một số biện pháp cụ thể như sau để phòng chống mắc phải căn bệnh giat gout nguy hiểm này:

Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật, thịt muối, phô mai, tôm, cua,… Purin vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric gây lắng đọng tại các khớp.

- Tránh rượu bia, chất kích thích vì Rượu bia, chất kích thích làm suy giảm chức năng gan thận gây cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.

Uống nhiều nước tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày giúp tăng quá trình bài tiết thải acid uric ra ngoài cơ thể.

- Không nhịn đói vì có thể làm nồng độ acid urid trong máu tăng cao.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi chứa hàm lượng chất xơ và vitamin lớn có thể giúp tăng cường thải độc cũng như nâng cao miễn dịch phòng ngừa nguy cơ bệnh giả gout.

Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm lượng acid urid trong máu đồng thời giảm nguy cơ tổn thương khớp do cân nặng quá lớn.

- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe.

- Chữa trị các bệnh lý vì bệnh giả Gout có mối liên hệ mật thiết với các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, viêm cầu thận,…

- Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của các Bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là các loại thuốc lợi tiểu như thiazid, furosemid, thuốc aspirin…

- Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tình thần thoải mái vui vẻ.

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-7

Không ăn thức ăn có chứa nhiều purin

7. Cách ăn uống cho người bệnh gout

7.1. Thực phẩm người bệnh không nên ăn

- Thực phẩm giàu purin, purin có thể chuyển hóa thành acid uric lắng đọng tại các khớp.

- Những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng,…

- Một số loại rau chứa lượng đạm cao có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu mà người bệnh nên tránh có thể kể tới như rau bina, cải bắp, măng tây và nấm,…

- Hạn chế những loại chất béo có trong khẩu phần ăn, thay vì ăn những loại thịt nhiều mỡ người bệnh nên ăn thịt nạc, ăn thịt gia cầm,… không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.

- Hạn chế ăn các loại đồ chua hay thực phẩm lên men có thể làm tăng tổng hợp axit uric trong cơ thể, các loại thực phẩm này có thể kể tới như hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm,…

- Tránh sử dụng những loại gia vị có tính cay nhiều như ớt, hạt tiêu,… vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh giả gout.

- Không nên sử dụng rượu bia vì chúng có thể làm tăng quá trình tổng hợp axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

7.2. Những thực phẩm người bệnh nên ăn

- Người bệnh mắc bệnh giả Gout nên bổ sung thêm vitamin C hàng ngày vì loại vitamin này có thể trung hòa lượng acid uric có trong máu giúp giảm đi nồng độ acid uric trong máu hiệu quả.

- Tăng cường uống nước, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp thải độc cũng như giảm đi nồng độ acid uric trong máu hiệu quả.

- Ăn các loại thịt có ít purin như các loại thịt màu trắng như thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo...

- Bổ sung những thực phẩm giàu carbohydrate, phẩm giàu carbohydrate không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho người bệnh hoạt động mà còn cung cấp một lượng purin an toàn giúp người bệnh làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu.

- Sử dụng các thực phẩm thảo dược như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake để tăng cường đào thải axit uric trong máu ra ngoài.

- Ăn nhiều rau củ vì chúng chứa rất ít purin đồng thời chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc nên thay thế mỡ lợn bằng các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-8

Người bệnh mắc bệnh giả Gout nên bổ sung thêm vitamin C

8. Câu hỏi thường gặp về bệnh giả Gout

Một đợt bệnh giả Gout kéo dài trong bao lâu?

Một đợt bệnh giả Gout cấp tính có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày nếu dùng hoặc không dùng thuốc điều trị, sử dụng thuốc điều trị tích cực giúp bệnh Gout được khống chế hiệu quả.

Vì sao vẫn nên tiếp tục dùng thuốc khi tình trạng bệnh tốt hơn?

Sử dụng thuốc thường xuyên giúp cho nồng độ mức axit uric trong cơ thể thấp sẽ giúp bạn tránh được sự xuất hiện của những cơn giả Gout cấp.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc điều trị giả Gout là gì?

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc điều trị giả Gout có thể kể tới như gây kích ứng dạ dày, gây mất ngủ, khó kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với những người dừng sử dụng thuốc đột ngột có thể gây nên những cơn đau do bệnh giả Gout cấp tính.

Bệnh giả Gout có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh giả Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nên khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Việc điều trị bệnh giả Gout chỉ nhằm mục đích là giảm đi các triệu chứng của bệnh cũng như phục hồi chức năng gan thận và hệ xương khớp cho người bệnh mà thôi.

Bệnh giả Gout có lây không?

Bệnh giả Gout là một bệnh chuyển hóa nên không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Có cần ngưng sử dụng rượu khi dùng thuốc?

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh giả Gout và rượu và bia. Rượu và bia làm tăng mức axit uric trong cơ thể do tăng purin, để thuốc điều trị bệnh giả Gout mang lại hiệu quả cao nhất người bệnh nên từ bỏ rượu, nếu không thể thì nên giảm lượng rượu từ từ cho đến khi cai hẳn.

Những loại thuốc nào được sử dụng để điều trị bệnh giả Gout?

Đối với bệnh giả Gout cấp tính, các loại thuốc điều trị chỉ tập trung vào việc giảm đau và viêm khớp, những thuốc này có không công dụng làm giảm axit uric trong cơ thể. Thuốc điều trị triệu chứng mà bệnh giả Gout gây ra có thể kể tới như thuốc kháng viêm không steoid, corticosteroid, colchicine,… Sau khi những cơn đau cấp tính qua đi người bệnh sẽ được tiếp tục sử dụng những loại thuốc giúp duy trì để giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.

9. Một số hình ảnh về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-10

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-11

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-12

Bệnh giả Gout là gì và những điều cần biết về bệnh giả Gout-9

Tác giả: Phạm Thị Mai