Bệnh ghẻ là tình trạng da bị ngứa do loài rệp sarcoptes scabiei. Loài rệp này sau khi bám được vào da sẽ chui sâu vào trong rồi đẻ trứng ở đó. Cơ thể sinh ra các phản ứng dị ứng trước tác nhân lạ là rệp, khiến vùng da bị tấn công ngứa dữ dội.
Tình trạng ngứa sẽ nghiêm trọng hơn vào buổi đêm. Gãi nhiều có thể khiến tình trạng bệnh xấu đi, gây ra lở loét, nhiễm trùng da. Loài rệp này có thể tồn tại trong da đến 2 tháng.
Khi bị ghẻ, các dấu hiệu sẽ xuất hiện ở khoảng tuần thứ sáu trở đi. Đối với những người đã từng mắc bệnh, các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, trong vòng một vài ngày khi mắc bệnh. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh ghẻ là những cơn ngứa dữ dội và phát ban, nặng nhất là vào ban đêm.
Bệnh nhân cũng có thể sẽ có những đường nhỏ trên da. Đây chính là những dấu vết của hang rệp. Da người bệnh ghẻ cũng thường có mụn nước hoặc u nhỏ màu nhạt. Nếu bệnh ghẻ đóng vảy trên da người bệnh thì đó chính là lớp vỏ dày chứa hàng ngàn con rệp và trứng. Vảy này thường có màu xám, dày và khi chạm vào sẽ vỡ vụn ra.
Hình con ghẻ gây bệnh ghẻ (Ảnh: internet)
Bệnh ghẻ ở người lớn thường xuất hiện ở các bộ phận như: giữa các ngón tay, nách, eo, nếp gấp ở cổ tay, khuỷu tay trong, lòng bàn chân, quanh vú, quanh bộ phận sinh dục nam, mông, đầu gối, bả vai. Ở trẻ em bệnh ghẻ thường ở: da đầu, mặt, cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Như đã nói ở trên thì bệnh ghẻ do rệp gây ra. Đây là loài vật nhỏ có 8 chân, kích thước quá nhỏ nên chỉ thấy được qua kính hiển vi. Rệp cái đào hầm trong da và đẻ trứng ở đó. Sau khi nở ra, ấu trùng di chuyển tới bề mặt da rồi tiếp tục trưởng thành và lan sang khu vực khác hoặc người khác. Rệp, chất thải và trứng của chúng khiến hệ miễn dịch bị kích thích, sinh ra các triệu chứng ngứa, ban đỏ.
Khi người không bị bệnh ghẻ tiếp xúc với người bị bệnh ghẻ hoặc vật dụng cá nhân của họ hay ngủ cùng giường thì rệp có thể di chuyển sang cơ thể người không bị bệnh ghẻ và làm tổ trên da. Bệnh ghẻ của có thể lây từ gia súc và các vật nuôi khác.
Chó có thể là nguồn gây bênh ghẻ (Ảnh: Internet)
Bệnh ghẻ có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp tại gia đình hay các môi trường đông người như cơ quan, trường học, nhà trẻ... Bệnh ghẻ là căn bệnh phổ biến với khoảng 300 triệu trường hợp mắc bệnh. Bệnh ghẻ có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, điều kiện sống và nghề nghiệp.
Tuy nhiên vẫn có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ. Vậy những yếu tố khiến con người dễ mắc bệnh ghẻ là gì? Theo nghiên cứu những người có hệ miễn dịch yếu, đang dùng steroid hay chất tương tự để trị viêm khớp dạng thấp, tiếp xúc với người bị ghẻ hoặc đang hóa trị liệu sẽ dễ mắc bệnh ghẻ hơn.
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh ghẻ bằng cách kiểm tra da để tìm dấu hiệu của loài rệp như hang, trứng. Việc chẩn đoán cũng có thể cần dựa vào tiền sử bệnh hoặc tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh ghẻ. Nếu không thấy rệp hoặc trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể sẽ cạo một chút da ở vùng nghi ngờ có rệp rồi soi dưới kính hiển vi để đưa ra chẩn đoán.
Điều trị bệnh ghẻ bằng một số loại thuốc bôi ngoài da (Ảnh: Internet)
Điều trị bệnh ghẻ sẽ dùng đến thuốc trị rệp. Ngoài ra những người bị bệnh ghẻ cũng nên dùng thêm một số loại kem dưỡng và thuốc mỡ, tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe.
Những người thân cũng có thể được yêu cầu áp dụng một số biện pháp điều trị và phòng tránh dù chưa mắc bệnh để tránh bị lây bệnh. Người vị đóng vảy ghẻ hoặc không dùng được kem bôi ngoài sẽ được chỉ định một số loại thuốc uống.
Các triệu chứng sẽ biến mất hoàn toàn sau một vài tuần.
Tham khảo thêm: Cách trị ghẻ ngứa tại nhà