Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi chung của rất nhiều người. Trên thực tế bệnh gai cột sống không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi chung của rất nhiều người, cả người bệnh lẫn thân nhân của họ.

Trên thực tế bệnh gai cột sống không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do gây đau nhức mà nó còn có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không chữa trị kịp thời gây biến chứng.

1. Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Để biết gai cột sống có nguy hiểm không, cần phải biết rõ về căn bệnh là gì? Gai cột sống có tên khoa học Spondylosis là một dạng của thoái hóa cột sống. Đây là hiện tượng ở phần cột sống xuất hiện các phần xương thừa mọc ra như gai vì thế mà được gọi là gai cột sống.

Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do sự lắng động của canxi ở vị trí các mỏm cột sống, phần đốt sống… khiến các gai này cọ vào các rễ thần kinh gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng đến quá trình làm việc và sinh hoạt của người bệnh rất nhiều.

Những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh gai cột sống thường là những người có tiền sử bị bệnh thoái hóa cột sống, nam giới hoặc những người có cường độ công việc cao, ngồi lâu tại một vị trí.

Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

Gai cột sống nếu tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gãy, mảnh gai chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.

Tùy vào mức độ bệnh gai cột sống có nguy hiểm không mà các phương pháp điều trị được đưa ra. Thông thường, bệnh được điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ hay sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. 

Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một quá trình tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Gai cột sống là một quá trình lão hoá tự nhiên theo thời gian, tuổi tác, do đó rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều người có gai cột sống nhưng hoàn toàn không đau và khoẻ mạnh. Nguyên nhân là do họ biết cách giữ cho cột sống khoẻ, không thực hiện các động tác gây đau như cúi, khom, đứng ngồi lâu...

2. Giảm mức độ nguy hiểm của bệnh bằng phương pháp điều trị

Gai cột sống rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Tùy vào mức độ bệnh gai cột sống có nguy hiểm không mà bác sỹ mới có thể quyết định được phương pháp chữa trị.

Phương pháp bảo tồn

Đây là những phương pháp không can thiệp trực tiếp vào cột sống, tùy vào mức độ bệnh gai cột sống có nguy hiểm không các bác sỹ sẽ quyết định cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giãn cơ hoặc giảm đau không steroid, những bài thuốc Nam… 

Ngoài những bài thuốc kết hợp với các bài tập, xoa bóp, các dụng cụ hỗ trợ khác sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh nhân và cải thiện căn bệnh gai cột sống

Phẫu thuật gai cột sống

Nếu sau một thời gian sử dụng các phương pháp bảo tồn mà không đem lại hiệu quả (thông thường các bác sỹ sẽ đánh giá khoảng từ 2 – 6 tháng), các bác sỹ sẽ khám và đánh giá lại mức độ bệnh gai cột sống có nguy hiểm không. Từ đó đưa ra quyết định xem người bệnh có phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật.

Phẫu thuật giúp cắt bỏ các gai cột sống mọc lên ở xung quanh cột sống, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng đây không phải là phương pháp loại bỏ hoàn toàn căn bệnh  vì nhiều trường hợp các gai cột sống phát triển lại ngay lập tức sau khi được cắt bỏ.



Tác giả: Thúy Nga