Căn bệnh này xảy ra khá phổ biến, trên thế giới ước tính có khoảng 50% những người lớn mắc phải. Bệnh đau nửa đầu bên trái là một biểu hiện của việc bạn đã gặp các vấn đề về hệ thần kinh, tuần hoàn máu và não bộ. Nó có thể là do hội chứng đau nửa đầu Migraine gây ra. Những người mắc bệnh này thường sẽ chỉ đau ở 1 bên của đầu.
Cơn đau có thể xảy ra một vài lần trong tuần, hoặc xảy ra bất chợt trong tháng hay năm tuỳ vào từng tình trạng của bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, bạn có thể bị đau đầu do các bệnh lý liên quan gây nên hoặc do môi trường sống chưa thích hợp, quá ồn ào hay do chính thói quen sinh hoạt chưa tốt của bạn thiếu ngủ, căng thẳng, stress.
Đây là một tình trạng nghiêm trọng gây ra đau ở bên trái của đầu. Các cơn đau khá dữ dội, khiến bạn yếu đi và kiệt sức. Các triệu chứng có thể là suy nhược hoặc các biểu hiện khác như:
+ Đau dữ dội ở bên trái hoặc bên phải của đầu
+ Thay đổi tầm nhìn
+ Buồn nôn và nôn mửa
+ Nhạy cảm với âm thanh, dễ đau đầu khi nghe phải âm thanh
+ Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng), đèn quá sáng hoặc nhấp nháy
+ Nhạy cảm với mùi như mùi nước hoa, thức ăn, ...
+ Tê hoặc cảm giác ngứa ran ở mặt hoặc tứ chi
+ Đau kéo dài từ 6 đến 72 giờ hoặc đôi khi có thể kéo dài lâu hơn.
Các triệu chứng đau nửa đầu có thể dữ dội đến mức người bệnh không muốn làm gì, thích vào phòng tối và nằm im không cử động. Chứng đau nửa đầu thường bị kích hoạt bởi âm thanh, mùi, ánh sáng như ánh sáng huỳnh quang. Căng thẳng hay thay đổi nội tiết tố cũng có thể là lý do gây ra đau nửa đầu.
Các chuyên gia y tế nhận thấy rằng: Căng thẳng là yếu tố chiếm đến 80% trường hợp mắc bệnh đau nửa đầu, thay đổi nội tiết tố chiếm đến 65% các trường hợp. Một số loại thực phẩm như rượu, pho mát, socola hay cà phê cũng có thể gây ra đau nửa đầu.
Đọc thêm:
- Mách bạn 5 mẹo chữa đau đầu cấp tốc không cần thuốc
- Nguyên nhân đau đầu khi tập luyện
Chứng đau nửa đầu bên trái do căng thẳng sẽ dễ xảy ra đối với phụ nữ hơn nam giới. Chúng thường sẽ gây ra tình trạng đau đầu ở bên trái nhưng hiện tượng đau toàn bộ đầu và sau mắt cũng dễ dàng gặp phải.
Hầu hết những người bị đau đầu do căng thẳng sẽ cảm thấy có sự áp lực nặng nề như ghì chặt vào đầu. Và các cơn đau trở nên tồi tệ hơn vào buổi chiều. Những triệu chứng có thể kèm theo như đau cổ và vai gáy, nhạy cảm với ánh sáng, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.
Đau đầu do căng thẳng có thể do nhiều vấn đề khác nhau gây ra như chấn thương cổ, căng thẳng, căng cơ ở cổ, sai tư thế, ngồi, nằm ngủ, …
Cũng giống như chứng đau nửa đầu. Đau đầu từng cụm xảy ra ở một bên của đầu và theo từng cụm. Cơn đau thường dữ dội và thường kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Đau nhức đầu theo cụm thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, các cơn đau xảy ra bắt đầu vào ban đêm, thường là 1, 2 tiếng sau khi ngủ.
Đau nhức đầu theo cụm có thể gây chảy nước mắt, đỏ và tắc nghẽn ở mắt bị ảnh hưởng. Vùng mặt xung quanh mắt có thể bị đỏ và sưng, mí mắt sụp xuống hoặc co thắt 1 bên đồng tử, nghẹt mũi và chảy nước mũi, mặt đổ mồ hôi, đỏ và chảy nước mắt,...
Đau đầu theo cụm thường kéo dài từ 15 phút, cơn đau dữ dội có thể kéo dài đến ba giờ một ngày và có thể tiếp diễn liên tục trong nhiều ngày tiếp theo, sau đó mới thuyên giảm và chấm dứt. Bệnh cũng có thể là mãn tính và kéo dài không dứt.
Nhức đầu bên trái cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác:
+ Viêm nhiễm
+ Chấn thương sọ não
+ Viêm động mạch thái dương
+ Viêm xoang
+ Bóc tách động mạch đốt sống hoặc động mạch cảnh
Đột quỵ và có khối u ở não cũng có thể gây ra đau đầu bên trái. Tuy nhiên, cơ đau do khối u não hoặc đột quỵ thường liên quan đến chứng nhìn đôi, yếu một bên cơ thể, khó nói và các triệu chứng về thần kinh khác.
Đau đầu một bên là dấu hiệu liên quan đến các bệnh về hệ thần kinh, tuần hoàn máu hay tim mạch. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra. Các bác sĩ sẽ khám sức khỏe của bạn, thu thập tiền sử bệnh, phân tích các triệu chứng để đưa ra các chuẩn đoán chính xác nhất để có thể kiểm soát tốt hơn bệnh của bạn.
Sau khi khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để bạn có thể sử dụng tại nhà. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để tránh dùng quá liều lượng và gây ra tác dụng phụ.
Thông thường các loại thuốc mà bác sĩ chỉ định có thể dùng để điều trị đau đầu như:
+ Aspirin
+ Ibuprofen như Advil
+ Acetaminophen như Tylenol
Lưu ý rằng, bạn không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào mà chưa có chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần phải có một lối sống lành mạnh, môi trường sống tốt, tránh các yếu tố gây hại và rèn luyện sức khỏe thường xuyên:
+ Tránh các tác nhân gây căng thẳng hoặc quản lý căng thẳng tốt hơn
+ Điều chỉnh thói quen ngủ: Ngủ đủ, đúng giờ giấc, không nên thức khuya, ngủ đúng tư thế, tránh gây đau vai gáy
+ Tránh các yếu tố gây ảnh hưởng khác như âm thanh, mùi,...
+ Ngâm mình trong bồn nước ấm để thả lỏng và thư giãn tinh thần
+ Tập hít thở sâu
+ Nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu
+ Có thể chườm nóng hoặc lạnh để giảm các cơn đau
+ Ăn uống đủ chất, tránh sử dụng quá nhiều cà phê, các chất cafein gây mất ngủ
Đôi khi cơn đau đầu bên trái có thể xảy ra ở thái dương, gây ra cảm giác ngứa ran và khó cử động. Nếu gặp các biểu hiện như: Cơn nhức đầu dữ dội và dai dẳng kèm theo cảm giác ốm yếu, suy nhược và đau buốt, bị nhầm lẫn và rối loạn tầm nhìn, bị tê các tri, sốt, co giật hoặc bất tỉnh, bị phát ban và nôn mửa liên tục thì bạn cần phải đến cơ sở y tế ngay để được chăm sóc và chữa trị kịp thời.
Đau nửa đầu bên trái nói riêng và bệnh đau đầu nói chung đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của mỗi người. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu này. Vậy nên khi gặp các dấu hiệu của bệnh và cơn đau bị kéo dài không có dấu hiệu giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và chữa trị. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện cho mình một thói quen sống tốt, tìm một môi trường sống, học tập, làm việc phù hợp để giảm các tác nhân có thể gây ra bệnh đau đầu của bạn.
Nguồn tham khảo:
1. Why Do I Have a Headache on the Left Side of My Head?