Bạn đã biết bệnh đau dạ dày là gì chưa? (Ảnh: Internet)
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày lên cơn đau vì những tổn thương bên trong. Tùy vào từng vị trí dạ dày mà bệnh sẽ có các tên gọi khác nhau như đau dạ dày, đau dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày, viêm bờ cong nhỏ dạ dày,..
Bệnh đau dạ dày có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, phần lớn người bệnh sẽ gặp 6 dạng bệnh cơ bản dưới đây:
- Viêm loét dạ dày.
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Viêm thực quản.
- Viêm xung huyết dạ dày.
- Viêm hành tá tràng.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường có những triệu chứng sau:
- Đau ở thượng vị: đây là một trong những dấu hiệu đau dạ dày rất phổ biến. Thượng vị là vùng ở phía bên trên rốn và dưới xương ức. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và căng tức phần thượng vị. Cơn đau có thể lan tới vùng lưng và ngực, gây ra những cơn tức ngực đột ngột. Thời gian đầu, các cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh quá đói hoặc quá no. Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ bị đau thường xuyên hơn.
+ Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng: cơn đau thượng vị thường có tính chu kỳ
+ Đối với người bị loét tá tràng: cơn đau sẽ xuất hiện khi đói
+ Đối với người bị đau dạ dày tá tràng: cơn đau thường có tính chu kỳ và thường liên quan đến bữa ăn
+ Đối với người bị viêm loét dạ dày: cảm giác đau sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn thức ăn nhưng khi đói lại không có cảm giác đau
+ Đối với người bị ung thư dạ dày: các cơn đau không có tính chu kỳ mà sẽ đau triền miên
Triệu chứng đau dạ dày bao gồm: đau thượng vị, đầy bụng, chướng hơi, không tiêu hóa được thức ăn,... (Nguồn ảnh: Internet)
Có thể bạn quan tâm:
Xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày như nào?
Cách nhận biết các vị trí đau dạ dày
- Đầy bụng, chướng hơi, không tiêu hóa được thức ăn: Nếu bạn có cảm giác đầy bụng, chướng hơi sau khi ăn thì rất có thể bạn đã bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Dấu hiệu đau dạ dày này được phát hiện càng sớm thì càng dễ chữa trị. Trường hợp phát hiện muộn khi bệnh đã tiến triển, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng khó lường.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: ợ hơi, ợ chua gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Triệu chứng này xảy ra do dạ dày bị rối loạn chức năng khiến thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Người bệnh sẽ cảm thấy vị chua hoặc đắng của thức ăn hoặc hơi ợ lên tận họng, cảm giác đầy đầy nhưng không nôn ra được. Nếu tự nhiên mà bạn bị chướng bụng và ợ hơi liên tục, bạn cần đi kiểm tra bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Cảm giác nôn, buồn nôn: triệu chứng đau dạ dày này là biểu hiện của bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. Nếu người bệnh bị nôn nhiều sẽ có thể dẫn tới nguy cơ bị tổn thương niêm mạc, rách thực quản gây tác động xấu đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, nôn nhiều cũng khiến người bệnh bị mất nước và mất điện giải, có thể gây tụt huyết áp, trụy tim mạch, sụt cân nhanh chóng do phù nề, thiếu máu,...
- Chảy máu tiêu hóa: Khi bị chảy máu tiêu hóa, người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen, phân có lẫn với máu. Người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp. Nguyên do là máu chảy ra khỏi thành mạch đi vào lòng ống tiêu hóa. Chảy máu tiêu hóa là biểu hiện của các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, tĩnh mạch thực quản bị vỡ hoặc nghiêm trọng hơn là bị ung thư dạ dày.
Chảy máu tiêu hóa là một trong những triệu chứng đau dạ dày cực kỳ nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện ra triệu chứng, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
- Thay đổi thói quen đại tiện: thói quen đi đại tiện của người bệnh có thể bị thay đổi do người bệnh nhiễm một loại ký sinh trùng tên là Giardia trong đường ruột.
- Một số triệu chứng đau dạ dày khác bao gồm: sụt cân nhanh chóng, đau tức vùng bụng trên, thiếu máu, sờ thấy u trước bụng,..
Bệnh đau dạ dày có nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu do sự khác nhau giữa lối sống, ăn uống, sinh hoạt khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh.
- Sử dụng nhiều đồ có chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê.
- Sử dụng các đồ uống có tính axit cao.
- Thường xuyên ăn quá no, nhịn đói, ăn đồ ăn quá rắn,…
- Nhiễm nấm.
- Nhiễm kí sinh trùng (chủ yếu là loại anisakis).
- Tác động của vi khuẩn (chủ yếu là Helicobacter pylori).
- Trải qua quá trình xạ trị ngẫu nhiên hoặc xạ trị.
- Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật trong dạ dày.
- Thiếu máu ác tính.
- Tăng tiết acid dạ dày thường xuyên do căng thẳng.
- Trào ngược dịch mật.
Nguyên nhân gây đau dạ dày bao gồm: lối sống không lành mạnh, nhiễm nấm, vi khuẩn,... (Nguồn ảnh: Internet)
Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể lựa chọn phương thức chữa trị thích hợp. Lưu ý, trước khi chữa trị, bệnh nhân cần nắm bắt rõ bệnh tình của mình và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để việc chữa trị có hiệu quả.
Phương pháp này sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên như mật ong, nghệ vàng, nghệ đen, dạ ày nhím,…nhằm giải thiểu các cơn đau dạ dày. Ưu điểm của phương pháp này là có tính an toàn cao và chi phí thấp. Tuy nhiên, thời gian điều trị lại quá dài và hiệu quả không đáng kể.
Phương pháp này thường là các viên nang uống hàng ngày nên khá an toàn, dễ sử dụng và tiện lợi. Nhược điểm của phương thức này nằm ở thời gian sử dụng lâu dài (3-6 tháng) nên tác dụng chậm.
Sau khi được khám, bệnh nhân thường được các bác sĩ kê đơn thuốc gồm các loại thuốc trong nhóm: nizatidine, cimetidine, lanzoprazole, famotidine,…để điều trị tại nhà.
Việc chữa trị tại bệnh viên tạo nên sự yên tâm cho bệnh nhân vì mức độ tin cậy, đảm bảo. Tuy nhiên, chính vì điều này khiến người bệnh chủ quan, không thực hiện đúng phác đồ điều trị, dẫn tới bệnh tái phát sau một thời gian tạm khỏi.
Các loại thuốc gia truyền, dân tộc cũng là một nguồn chữa trị được nhiều người sử dụng. Dẫu vậy, không phải thầy Lang hay nhà thuốc nào cũng có trình độ và khả năng khám chữa bệnh. Vậy nên khi lựa chọn cách chữa trị này, bệnh nhân cần cẩn thận và kiểm tra, tìm hiểu kĩ trước khi ra quyết định.
Người bị đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm sau:
- Hoa quả: chuối, khoai lang, đu đủ, gừng, táo
- Rau: cải bắp, bó xôi
- Nước: nước ép bắp cải, cà rốt; nước dừa hoặc uống mật ong
- Các loại thực phẩm thô: các loại đậu, gạo lứt, bắp ngô, nếp
- Các loại thực phẩm khác: sữa chua, canh, soup
Người bị đau dạ dày nên ăn các loại hoa quả như chuối, khoai lang, đu đủ, gừng, táo, cải bắp, bó xôi,... (Ảnh: internet)
Người bị đau dạ dày nên kiêng các loại thực phẩm sau:
- Các đồ ăn lạnh
- Các thực phẩm từ sữa chứa nhiều đường
- Các chất kích thích
- Thực phẩm cay nóng
- Đồ ăn lên men có độ acid cao và các hoa quả chua
- Các thực phẩm giàu chất béo
- Ăn chậm, nhai kỹ để giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, điều này sẽ giúp trung hòa acid trong dạ dày.
- Thay vì ăn 3 bữa chính, bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.
- Nên ăn đồ ăn đã được thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm để giảm áp lực hoạt động cho hệ tiêu hóa. Người bệnh nên ăn các món ăn đã được luộc, hấp, om, hầm vì chúng sẽ giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn các món rán, xào.
- Nên ăn thức ăn ấm, khoảng 40-50 độ C để giúp tiêu hóa tốt hơn. Nếu ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn, gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
- Không nên ăn quá no vì ăn quá no sẽ khiến dạ dày căng cứng, gây ra việc tiết nhiều acid hơn.
- Không nên chạy nhảy hoặc lao động ngay sau khi ăn.