Với sự phát triển của y học, nguồn thuốc để chữa bệnh đau bao tử ngày càng dồi dào và có chất lượng cao. Câu hỏi về bệnh đau bao tử và cách chữa trị cũng không còn quá nan giải. Bệnh nhân giờ đã có thể lựa chọn những loại thuốc đặc trị phù hợp với tình trạng riêng của mình.
Nếu chưa có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo các nhóm thuốc Tây thường xuyên được sử dụng trong các đơn thuốc chữa trị bệnh đau bao tử hiện nay.
Nhóm thuốc ức chế tiết acid bao tử rất phổ biến trong việc chữa bệnh đau bao tử (Ảnh: Internet)
Thống kê của giới nghiên cứu cho biết, nhóm thuốc ức chế tiết acid bao tử là nhóm thuốc phổ biến nhất trong các đơn thuốc chữa bệnh đau bao tử hiện nay. Có được điều này nhờ tính an toàn, hiệu quả cao và mức độ cần thiết của bệnh nhân với nhóm thuốc rất lớn.
Nhóm thuốc này được chia thành 2 loại chính: ức chế bơm proton – PPI (chứa các chất Esomeprazole, Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole,…) và nhóm thuốc kháng H2 (chứa Cimetidine, Famotidin, Rantidine, Nizatidin,…)
Với khả năng ức chế tế bào thành bao tửtiết ra acid, nhóm thuốc giảm tiết acid bao tử có khả năng ngăn cản lượng acid dư thừa tấn công vào các vết loét và giúp chữa lành các vết thương trên niêm mạc bao tử. Phần lớn nguyên nhân xảy ra tình trạng dau bao tử hoặc trào ngược bao tử thực quản đều do lượng acid tăng cao (ngoại từ vài trường hợp viêm teo bao tử). Vậy nên, nhóm thuốc này rất hiệu quả.
Bên cạnh những lợi ích trên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cũng cần chú ý một vài điểm sau để dùng thuốc hiệu quả:
- Khi uống bệnh nhân cần uống nguyên viên, không bẻ viên thuốc. Hoạt chất trong nhóm thuốc trên dễ bị phân hủy bởi acid dịch vị nên cần sử dụng nhanh chóng.
- Thời gian tốt nhất để sử dụng thuốc vào khoảng 30 – 60 phút trước khi bữa ăn diễn ra.
- Với các tình trạng bệnh khác nhau sẽ có liều thuốc dùng khác nhau. Những người bị đau bao tử vì khuẩn Hp bắt buộc phải dùng 2 lần/ngày. Các bệnh lý không phải do nhiễm Hp chỉ cần dùng 1 lần/ngày.
Thuốc trung hòa acid bao tử cũng là câu trả lời thích hợp cho bệnh đau bao tử và cách chữa trị (Ảnh: Internet)
Bản chất của thuốc trung hòa acid bao tử là các hợp chất có tính kiềm. Khi sử dụng, chúng sẽ có tác dụng ngay lập tức với acid trong bao tử. Lượng acid trong bao tử sẽ được trung hòa, giúp bệnh nhân giảm đau nhanh. Dẫu vậy, thuốc chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn mà không kiểm soát tình hình dài lâu như nhóm thuốc ức chế tiết acid bao tử.
Hiện nay, các nhóm trung hòa acid bao tử trên thị trường thường chứa Nhôm hydroxyd, Natri bicarbonate, Magnesi hyorxyd, Canxi carbonat.
Cũng giống như các nhóm thuốc trên, nhóm thuốc trung hòa acid bao tử cũng có những điểm lưu ý khi sử dụng:
- Không phải ai cũng có thể dùng thuốc.
- Sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra tác hại khó lường.
- Sử dụng thường xuyên sẽ xảy ra phản ứng dội ngược (bao tử tiết acid nhiều hơn thông thường). Điều này khiến môi trường pH trong bao tử thay đổi, nhiễm khuẩn, nấm và không thể điều trị triệt để.
- Với phụ nữ mang thai: không sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị chứa bicarbonate (Natri bicarbonate). Thuốc có thể gây nhiễm kiềm chuyển hóa ở mẹ và thai nhi.
- Bệnh nhân suy thận: tuyệt đối không sử dụng chế phẩm chứa Nhôm hydroxyd vì chúng sẽ khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Khi nhiễm khuẩn Hp, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh (Ảnh: Internet)
Kháng sinh được sử dụng khi xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn. Vậy nên, nếu đơn thuốc của bạn xuất hiện nhóm thuốc kháng sinh, nhiều khả năng bạn đang bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp.
Thực tế, vi khuẩn Hp xuất hiện trong hơn 70% các ca bệnh dạ dày. Vậy nên nhóm thuốc này cũng rất phổ biến trong quá trình chữa trị bệnh dạ dày. Các loại kháng sinh dùng trong điều trị bệnh đau dạ dày gồm: tetracyclin, levofloxacin, amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole.
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc bao tử có khả năng che phủ bảo vệ vùng tổn thương khỏi acid bao tử và tăng tiết nhầy bảo vệ bao tử. Các loại thuốc phổ biển có thể kể tới gồm rebamipide, bismuth, sucralfate.
Vì khả năng che phủ niêm mạc đường tiêu hóa nên nhóm thuốc này thường cản trở quá trình hấp thu các dược chất khác. Vậy nên, khi sử dụng, bệnh nhân nên lưu ý phân chia thời gian sử dụng thích hợp giữa các loại thuốc.
Sử dụng thuốc an thần để chữa bệnh đau bao tử không có gì sai (Ảnh: Internet)
Khác với suy nghĩ nhiều người, nhóm thuốc an thần được sử dụng khá nhiều trong các đơn thuốc chữa trị bệnh đau bao tử.
Yếu tố thần kinh đã được khoa học chứng minh có ảnh hưởng tới bệnh lý bao tử. Căng thẳng, stress nằm trong các nguyên nhân gây ra bệnh bao tử. Bệnh nhân đau bao tử mà hay stress, căng thẳng, mất ngủ thì hiệu quả điều trị sẽ không cao. Lúc này, nhóm thuốc an thần mới phát huy vai trò của mình với một vài tên tuổi như rotundin (chiết xuất cây bình vôi) hay levosulpiride.
Bên cạnh các cơn đau, bệnh nhân đau bao tử còn có thể gặp phải các biểu hiện khác như khó tiêu, đầy hơi, chậm tiêu hóa thức ăn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Tùy vào các triệu chứng khác nhau mà đơn thuốc sẽ gồm các loại thuốc giảm triệu chứng khác nhau như domperidon (điều hòa nhu động đường tiêu hóa), drotaverin, pappaverin (giảm đau co thắt cơ trơn), simethicon (chống đầy hơi).