Bệnh nhân cường giáp sống được bao lâu? Cách điều trị bệnh thế nào?

Bệnh nhân cường giáp sống được bao lâu? Cách điều trị bệnh thế nào?
Bệnh cường giáp là một loại bệnh xảy ra khi tuyến giáp sản xuất và giải phóng lượng hormone tuyến giáp cao hơn mức cơ thể cần. Tình trạng này có thể làm cho quá trình trao đổi chất tăng tốc.

1. Cường giáp là gì?

- Cường giáp (còn được gọi là tuyến giáp hoạt động quá mức) là tình trạng tuyến giáp của bạn tạo ra và giải phóng nhiều hormone vượt mức bình thường. Các hormone chính mà tuyến giáp tạo ra bao gồm triiodothyronine và thyroxine.

- Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình con bướm nằm ở phía trước cổ. Hormone tuyến giáp kiểm soát cơ thể bằng cách sử dụng năng lượng. Vì vậy, chúng ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể, thậm chí cả nhịp tim. 

- Khi tuyến giáp của bạn hoạt động bình thường, cơ thể của bạn ở trạng thái cân bằng và tất cả các hệ thống hoạt động bình thường. Nếu tuyến giáp của bạn có vấn đề tức là tuyến giáp tạo ra quá ít hoặc quá nhiều hormone tuyến giáp thì có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. 

- Trên thực tế nữ giới có tỷ lên cao mắc bệnh cường giáp hơn nam giới.

2. Các triệu chứng của bệnh cường giáp

Có nhiều triệu chứng của bệnh cường giáp và bệnh có thể khác nhau ở mỗi người, một số triệu chứng phổ biến như:

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

- Giảm cân mặc dù tăng cảm giác thèm ăn.

- Lo lắng, khó ngủ, khó chịu, mệt mỏi.

- Run tay, yếu cơ, đổ mồ hôi hoặc khó chịu nhiệt.

- Đi tiểu thường xuyên.

- Phì đại ở cổ hay còn gọi là bướu cổ.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cường giáp xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau:

3.1. Bệnh Graves

Đây là nguyên nhân phổ biến của cường giáp, chiếm khoảng 85% các trường hợp, là một rối loạn tự miễn dịch. Trong rối loạn này, hệ thống miễn dịch của bạn tấn công tuyến giáp làm cho tuyến giáp của bạn tạo ra quá nhiều hormone. Bệnh Graves có tính di truyền (di truyền trong một gia đình).

BỆNH CƯỜNG GIÁP SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?  - Ảnh 2.

Di truyền trong một gia đình là nguyên nhân phổ biến của cường giáp (Nguồn: Internet)

Đọc thêm: 

Mối quan hệ giữa khoáng vi lượng Selen và tuyến giáp

Những điều cần biết về u tuyến giáp lành tính và so sánh với u tuyến giáp ác tính

3.2. Các nốt tuyến giáp hoạt động quá mức

Một nốt tuyến giáp là một khối u hoặc sự phát triển các tế bào trong tuyến giáp của bạn, là bệnh phổ biến và thường không phải là ung thư. Tuy nhiên, một hoặc nhiều nốt có thể trở nên hoạt động quá mức và sản xuất nhiều hormone tuyến giáp.

3.3. Viêm tuyến giáp

Là tình trạng tuyến giáp của bạn bị viêm, có thể đau hoặc không đau. Sau khi bạn bị viêm tuyến giáp, tuyến giáp của bạn có thể không thể phục hồi dẫn đến suy giáp.

4. Bệnh cường giáp sống được bao lâu?

- Cường giáp là một tình trạng bệnh có thể kiểm soát, điều trị được và hầu hết mọi người đều điều trị tốt. Mặc dù một số phương pháp điều trị yêu cầu bạn phải dùng thuốc trong suốt quãng đời còn lại, nhưng mức độ hormone tuyến giáp của bạn sẽ ở mức bình thường.

Nếu bệnh cường giáp của bạn là do bệnh Graves gây ra, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ về cách giúp bạn kiểm soát tốt lượng hormone tuyến giáp một cách tốt nhất.

- Nhiều bệnh nhân cũng từng đặt câu hỏi: “Bệnh cường giáp có chữa được không?”. Câu trả lời là có. Có một phương pháp điều trị vĩnh viễn cho bệnh cường giáp là loại bỏ tuyến giáp thông qua phẫu thuật hoặc phá hủy tuyến giáp bằng thuốc. 

BỆNH CƯỜNG GIÁP SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?  - Ảnh 3.

Có thể điều trị cường giáp bằng cách loại bỏ tuyến giáp thông qua phẫu thuật hoặc phá hủy tuyến giáp bằng thuốc (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, một khi tuyến giáp của bạn bị cắt bỏ hay phá hủy, bạn sẽ cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp trong suốt chặng đường còn lại của mình. Cơ thể bạn vẫn cần hormone tuyến giáp, chỉ là không cần ở mức độ cao như khi bạn bị cường giáp. Bạn vẫn cần phải uống thuốc và đến thăm khám theo định kỳ khi đã điều trị xong.

5. Chẩn đoán và điều trị cường giáp

5.1. Chẩn đoán cường giáp

Bạn có thể chẩn đoán cường giáp thông qua việc kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tiến hành bằng cách:

- Khám vùng cổ để xem tuyến giáp có to hơn bình thường hay không.

- Tiến hành xét nghiệm máu để tìm lượng hormone tuyến giáp cao trong cơ thể bạn.

- Thông qua các xét nghiệm hình ảnh để xem xét tuyến giáp của bạn.

Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra cường giáp của bạn. Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

5.2. Các liệu pháp điều trị cường giáp

Dưới đây là một số liệu pháp điều trị cường giáp mà bạn có thể tham khảo:

- Thuốc kháng giáp methimazole (Tapazole) hoặc propylthiouracil (PTU): 

Đây là các loại thuốc ngăn chặn khả năng tạo hormon của tuyến giáp, giúp kiểm soát nhanh chóng tuyến giáp. 

- I-ốt phóng xạ 

Là một loại thuốc uống mà các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức của bạn sẽ hấp thụ. I-ốt phóng xạ sẽ làm hỏng các tế bào tuyến giáp, làm tuyến giáp của bạn co lại và lượng hormone tuyến giáp sẽ giảm đi trong vài tuần.

- Phẫu thuật

Là phương pháp cắt bỏ tuyến giáp, giúp điều chỉnh cường giáp của bạn. Tuy nhiên, việc cắt bỏ tuyến giáp cũng sẽ gây ra suy giáp (một tuyến giáp hoạt động kém).

- Thuốc chẹn beta

Là loại thuốc ngăn chặn hoạt động của hormon tuyến giáp trên cơ thể. Loại thuốc này không làm thay đổi mức độ hormone trong máu, giúp kiểm soát các triệu chứng như tim đập nhanh, lo lắng và run rẩy do cường giáp gây ra. Phương pháp điều trị này thường được kết hợp với một lựa chọn điều trị khác để điều trị cường giáp về lâu dài.

Như vậy, khoảng thời gian cần thiết để điều trị cường giáp còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về "bệnh cường giáp sống được bao lâu?". Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu hoặc các triệu chứng về bệnh cường giáp, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. 

Nguồn tham khảo: Thyroid Storm


https://suckhoehangngay.vn/benh-nhan-cuong-giap-song-duoc-bao-lau-cach-dieu-tri-benh-the-nao-20220911125631606.htm
Tác giả: hangvt