Bệnh cước tay chân (Chilblains) là chứng viêm đau của do các mạch máunhỏ dưới da tiếp xúc với thời tiết lạnh. Triệu chứng của bệnh cước chân tay là ngứa, mẩn đỏ, sưng và phồng rộp tại các ngón tay, ngón chân.
Khi bị cước chân tay bạn thường cảm thấy ngứa, mẩn đỏ nổi lên (nguồn ảnh: internet)
Thông thường, bệnh cước chân tay thường xuất hiện và kéo dài từ 1-3 tuần, một số người có thể bị tái phát nhiều lần. Bệnh cước không gây ra những thương tích vĩnh viễn nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiễm trùng nguy hiểm.
- Mặc quần áo bó sát hoặc để da tiếp xúc với thời tiết lạnh. Quần áo và giày dép bó sát trong thời tiết lạnh, ẩm ướt có thể khiến tay chân dễ bị đau ngứa do cước hơn.
- Giới tính và cân nặng. Phụ nữ có nhiều khả năng bị bệnh cước chân tay hơn nam giới và trẻ em. Ngoài ra những người có cân nặng ít hơn 20% so với chiều cao (theo chỉ số BMI) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Môi trường và mùa. Bệnh ít xảy ra ở những vùng có thời tiết lạnh và khô. Tuy nhiên, ở những nơi có thời tiết lạnh kèm ẩm ướt, không bị đóng băng, nguy cơ bị bệnh thường cao hơn.
- Lưu thông máu kém. Những người bị lưu thông máu kém thường có xu hướng nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ, từ đó chân tay dễ bị sưng đỏ do cước hơn.
- Những người mắc chứng Raynaud cũng có nguy cơ gây nên bệnh cước chân tay cao hơn.
Phụ nữ có nhiều khả năng bị cước chân tay hơn đàn ông và trẻ em (nguồn ảnh: Kenh14)
- Giữ ấm
Bạn cần mang đầy đủ tất và găng tay len khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh thời gian dài để tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh. Vào mùa đông, việc đi tất, mang găng tay để giữ ấm cho cơ thể cũng là cách chữa bệnh ngứa chân vào mùa đông. Vì nếu để cơ thể bị lạnh thì rất dễ bị ngứa. Ngoài ra, bạn nên hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ... và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.
- Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh
Những ngày mùa đông không nên tiếp xúc với nước lạnh nhiều hoặc nên dùng găng tay khi phải tiếp xúc với nước. Buổi tối, trước khi đi ngủ nên ngâm tay chân vào nước ấm khoảng 5-10 phút sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Khi tắm cần sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm cơn ngứa.
- Nới lỏng quần áo
Việc này giúp giảm tình trạng cước chân tay vào mùa đông. Quần áo quá bó sát sẽ gây ra cước tay chân. Thay vào đó, bạn hãy nới lỏng bớt trang phục để cơ thể giải phóng nhiệt độ.
- Bổ sung đủ nước
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể vào mùa đông cũng là cách phòng ngừa bệnh cước chân tay vào mùa đông. Vì vào mùa đông, thời tiết khô, cơ thể con người mất khá nhiều nước nên cần có một lượng nước để duy trì và giữ độ ẩm cho da.
- Thường xuyên tập thể dục
Việc này giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay vào nước ấm pha gừng, khoảng 15-30 phút. Hạn chế uống nhiều rượu bia, thuốc lá. Khi bị cước, không nên gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng.
Giữ ấm cơ thể là cách tốt nhất phòng ngừa bệnh cước chân tay (nguồn ảnh: internet)
- Dùng các bài thuốc dân gian
Với những người đã bị bệnh thì có một bài thuốc dân gian được xem như cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông khá hiệu quả đó là dùng lá lốt đun với nước, thêm một ít muối vào rồi ngâm chân, tay khoảng 30 phút.
Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 1-2 lần liên tục trong vòng một tuần. Chú ý, khi bị cước, bạn không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia… vì chúng làm chỗ phát cước sưng ngứa nhiều hơn.
Đừng để căn bệnh cước chân tay ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy áp dụng những cách phòng và chữa bệnh trên để thoát khỏi căn bệnh này, bạn nhé.