Bệnh chàm eczema là gì?

Bệnh chàm eczema là gì?
Bệnh chàm eczema là căn bệnh khá phổ biến, nó gây không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ của người bệnh. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh này nhé

Tuy bệnh này khá phố biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh chàm eczema là gì? các dấu hiệu của bệnh ra sao? 

Vì thế, bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề trên.


1. Bệnh chàm eczema là gì?

Bệnh chàm eczema là một bệnh ngoài da, tuy không phải là căn bệnh quá hiểm nhưng nếu để bệnh lâu và điều trị không kịp thời có thể gây ra các biến chứng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Ngược lại, bệnh sẽ nhanh khỏi khi phát hiện các dấu hiệu bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Giai đoạn của phát triển của bệnh chàm eczema bao gồm 4 giai đoạn, với các triệu chứng bệnh khác nhau như sau:

Bệnh chàm eczema là gì? - Ảnh 2.

Giai đoạn đầu của bệnh chàm eczema có biểu hiện da bị đỏ lên và ngứa (Ảnh: internet)

- Giai đoạn 1: Có tình trạng sưng tấy đỏ trên cơ thể người bệnh và có cảm giác ngứa. Xuất hiện những hạt trắng li ti trên da và sau dần là hình thành mụn nước lớn.

- Giai đoạn 2: Mụn nước:  ban đầu mụn nước có kích thước nhỏ nhưng sau đó sẽ dần dần to hơn và có thể lan sang những vùng da lành. Mụn nước có dịch trong và mụn mọc lên theo nhiều đợt khác khau.

- Giai đoạn 3: Chảy nước: do va đập mạnh hoặc do bệnh nhân gãi khiến mụn nước bị vỡ và chảy dịch. Giai đoạn này rất dễ khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn bởi các vết mụn bị loét ra và gây viêm.

Bệnh chàm eczema là gì? - Ảnh 3.

Do bệnh nhân gãi khiến mụn nước bị vỡ và chảy dịch làm các vết mụn bị loét ra và gây viêm (Ảnh: internet)

- Giai đoạn 4: Da nhẵn: sau một thời gian, chất mủ chảy ra đọng lại trên da tạo thành những vảy tiết dày. Sau đó vảy tiết khô rồi bong ra để lại lớp da nhẵn, thông thường giai đoạn này diễn ra nhanh.

- Giai đoạn 5: Bong vảy da và lớp da mới được tái tạo.

2. Các loại bệnh chàm eczema

2.1. Phân loại bệnh chàm eczema

Bệnh chàm eczem được phân loại theo các tiêu chí sau:

- Theo thương tổn Chàm đỏ: 

Biểu hiện của bệnh: da có màu đỏ sẫm, gần giống như là xuất huyết, tình trạng này có thể chẩn đoán được do xuất hiện các mụn nước và có dịch mủ màu vàng.

- Chàm dạng bọng nước: Xuất hiện mụn nước trên cơ thể, chúng xuất hiện hiện nhiều hơn ở vùng da dày như lòng bàn tay, chân.

- Theo căn nguyên Chàm thể tạng: 

+ Hầu hết bệnh này có tỷ lệ người mắc bệnh ở trẻ em cao hơn người lớn. Những nơi có khí hậu ấm áp thường tạo điều kiện cho bệnh sinh sôi và phát triển, nhất là vào mùa xuân. 

+ Nguyên nhân gây chàm thể tạng vào tùy thuộc vào yếu tố thể tạng, hệ miễn dịch của người bệnh, thời tiết. Bệnh này có thể do di truyền. Khoảng 70% người mắc bệnh này có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm thể tạng hoặc hen phế quản.

2.2. Các loại bệnh chàm eczema

- Chàm vi trùng: 

Bệnh chàm eczema là gì? - Ảnh 4.

Chàm vi trùng là một trong những loại bệnh thuộc nhóm bệnh eczema (Ảnh: internet)

Do sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi trùng. Đặc điểm chung là do sự nhiễm trùng từ: bệnh nhọt, vết mổ bẩn, các ổ nhiễm trùng da. Hoặc bị nhiễm các khuẩn nội tạng như: viêm tai xương chủm, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm thận...

- Chàm tiếp xúc: Chàm tiếp xúc hay viêm da tiếp xúc là hiện tượng ngứa ở thượng bì và bì, nguyên nhân gây ra bởi các chất gây dị ứng hoặc các chất gây kích thích, từ môi trường tiếp xúc với da.

- Chàm da mỡ: 

Bệnh chàm eczema là gì? - Ảnh 5.

Hình ảnh chàm da mỡ ở người lớn (Ảnh: internet)

Là một dạng thông thường của bệnh chàm eczema, thường xảy ra ở những người có da nhờn và các vùng có hoạt động tiết bã nhờn nhiều như: ở da đầu, sau tai, phần tai ngoài, mặt, có thể ở vùng bẹn, nách. Ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh chàm eczeam, thậm chí ở trẻ con.

- Chàm tổ đỉa: 

Bệnh chàm eczema là gì? - Ảnh 6.

Chàm dạng tổ đỉa xuất hiện tình trạng ngứa, có thể ở các ngón tay và chân (Ảnh: internet)

Chàm dạng tổ đỉa là một loại bệnh viêm da dạng chàm mạn tính, trong đó các mụn nước sâu, xuất hiện tình trạng ngứa, có thể ở lòng bàn tay, các ngón tay và lòng bàn chân. 

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên Chàm tổ đỉa có thể do nhiều yếu tố, như bị nhiễm khuẩn như viêm hạch hạnh nhân mạn tính, viêm phế quản mạn tính... cơ địa dị ứng, nhiễm nấm.

Điều trị bệnh chàm eczema sớm sẽ giúp việc phục hồi trở nên nhanh chóng và không ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ người bệnh. 

Tác giả: Truong Xuan