Bệnh cao huyết áp có di truyền không?

Bệnh cao huyết áp có di truyền không?
Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tim mạch. Đây lại là căn bệnh khá phổ biến. Vậy bệnh cao huyết áp có di truyền không? Chúng ta phải làm gì nếu trong gia đình có người thân bị cao huyết áp?

1. Bệnh cao huyết áp có di truyền không?

Huyết áp cao có thể gây ra nhiều tình trạng nghiêm trọng. Chẳng hạn như đau tim, đột quỵ, suy tim, suy thận, mất thị lực, và các vấn đề sức khỏe khác. Các yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp cũng rất nhiều và có thể được chia thành các yếu tố có thể thay đổi được và không thể sửa đổi. Di truyền chính là một yếu tố không thể sửa đổi. Vậy bệnh cao huyết áp có di truyền không?

Theo các nhà khoa học, chủng tộc, giới tính, gen và tuổi tác là các yếu tố tác động lớn đến nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Và đây là các yếu tố không thể thay đổi. Khi nghiên cứu về vấn đề cao huyết áp có di truyền không, kết quả thống kê thu được là:

- Nếu bố mẹ khỏe mạnh, có huyết áp bình thường, con cái có khoảng 3% nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.

- Nếu có bố hoặc mẹ bị bệnh cao huyết áp thì con cái có khoảng 28% nguy cơ mắc bệnh này.

- Nếu cả hai bố mẹ đều bị cao huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh lên đến 45%.

- Giữa anh chị em sinh đôi, nếu có 1 người bị cao huyết áp thì người còn lại cũng rất dễ mắc bệnh này

cao huyết áp có di truyền không

Bệnh cao huyết áp có di truyền không? (Ảnh Internet)

Như chúng ta đã biết, thói quen ăn uống và sinh hoạt là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cao huyết áp. Do đó việc cùng mắc bệnh cao huyết áp trong gia đình có thể liên quan đến sự giống nhau trong sinh hoạt và dinh dưỡng. Để chứng minh kết quả nghiên cứu bệnh cao huyết áp có di truyền không, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn các bất thường về gen. Kết quả cho thấy, có ít nhất 10 rối loạn gen có liên quan đến sự bất thường của huyết áp. Đặc điểm chung của các rối loạn gen này là làm quá tải tuần hoàn và tăng hấp thu muối natri.

Các bác sĩ cũng nhận thấy, huyết áp ở trẻ sơ sinh có mẹ bị cao huyết áp thường cao hơn huyết áp của những trẻ có mẹ khỏe mạnh. Chung hoàn cảnh sống, ăn cùng món ăn, nhưng con đẻ vẫn dễ bị bệnh cao huyết áp hơn con nuôi.

2. Phải làm gì nếu bạn có tiền sử gia đình bị cao huyết áp?

Tiền sử gia đình bị cao huyết áp có nghĩa là bạn có người thân trong gia đình (họ hàng như mẹ, cha, chị, em) bị hoặc mắc bệnh cao huyết áp trước 60 tuổi. Càng có nhiều thành viên trong gia đình bị huyết áp cao trước 60 tuổi thì bạn càng có nguy cơ cao bị di truyền căn bệnh này.

Có khá nhiều người bị quan khi biết bệnh cao huyết áp có khả năng di truyền. Tuy không thể thay đổi yếu tố này. Nhưng tin vui là bệnh cao huyết áp gây ra do rối loạn gen là khá hiếm gặp. Nó chỉ chiếm khoảng 1% tổng số ca cao huyết áp.

bệnh cao huyết áp có di truyền không

Thay đổi lối sống có thể bù đắp rủi ro mà yếu tố di truyền gây ra. (Ảnh Internet)

Mặt khác, mặc dù di truyền là yếu tố không thể thay đổi. Nhưng thói quen sinh hoạt mới là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh, uống quá nhiều rượu, căng thẳng và thừa cân là một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhưng có thể thay đổi hoặc điều chỉnh. Nói như vậy, cố gắng thay đổi lối sống có thể bù đắp rủi ro do di truyền gây ra.

Một số tip giúp bạn phòng tránh huyết áp cao khi có tiền sử gia đình bị cao huyết áp là:

- Đi kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần/năm.

- Ăn các thực phẩm lành mạnh, tiêu thụ ít muối.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Giữ cân nặng tiêu chuẩn, giảm cân nếu cần.

- Ngưng hút thuốc và uống rượu bia.


Tác giả: Mai Nhung