Bệnh cảm lạnh là gì? Tìm hiểu tổng quan về bệnh cảm lạnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Bệnh cảm lạnh là gì? Tìm hiểu tổng quan về bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đây là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus gây ra, bệnh cảm lạnh tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một trong những bệnh lý cấp tính đường hô hấp thường do virus gây bệnh ở mũi và họng gây nên. Tuy bệnh cảm lạnh được xem là một trong những căn bệnh lành tính nhưng chúng cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Có nhiều loại virus gây ra bệnh cảm lạnh, cảm lạnh thường bị nhầm lẫn với cảm cúm, sốt virus do có một số triệu chứng tương đối giống nhau. Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết hoặc thường xuyên đi tới những nơi công cộng.

2. Triệu chứng của bệnh cảm lạnh

Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc bệnh cảm lạnh có thể kể tới như:

- Người bệnh xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi

- Họng viêm, sưng nề khiến bạn nuốt khó, nói khó

- Ho, thường ho nhiều về đem hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh

- Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ - đây là dấu hiệu tương đối đặc trưng ở những người nhiễm virus.

- Hắt xì liên tục, mệt mỏi, cảm thấy khó chịu trong người.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể cảm thấy sốt cao nhiều ngày không khỏi, không đáp ứng với thuốc điều trị ban đầu, đau đầu dữ dội, thở khò khè, lơ mơ, ngủ li bì... Đây là những dấu hiệu nguy hiểm, cần đi bệnh viện ngay, nhất là đối với trẻ nhỏ hoặc người đang mang thai.

benh-cam-lanh-la-gi

Bệnh cảm lạnh là gì? - Ảnh minh họa

Thông thường, người bị cảm lạnh thường không có cảm giác lạnh. Nhiều người thường nhầm lẫn do cảm giác ớn lạnh. Ớn lạnh là cảm giác do bệnh sốt virus hoặc bệnh cúm gây ra.

Cảm lạnh là do nhiễm virus nên bạn không cần điều trị chúng cũng có thể tự khỏi sau khoảng từ 5 – 7 ngày nhưng khi bạn bỗng nhiên cảm thấy sốt cao hơn, tình trạng mệt mỏi kéo dài hơn, bạn đau nhức xơ xương khớp hay khó thở nhiều hơn,…thì bạn cần nhanh chóng tới gặp các bác sĩ chuyên khoa vì có thể bạn đã mắc các biến chứng của bệnh.

3. Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh là gì?

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa đã tìm ra rất nhiều nguyên nhân gây cảm lạnh trong đó nguyên nhân chính là do virus, một trong những chủng virus gây bệnh phổ biến nhất hiện nay là rhinoviruses. Rhinoviruses xâu nhập vào cơ thể qua đường nắt, mũi, miệng,…hoặc chúng cũng có thể lây truyền qua những giọt nước mà người bệnh ho, hắt hơi,…

Rhinoviruses có thể bám vào đồ vật rồi lây lan sang tay người khi dùng chung đồ chơi, dùng chung đồ cá nhân,… rhinoviruses có thể gây bệnh cho mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là lứa tuổi trẻ em và những người có sức đề kháng kém như những người cao tuổi, phụ nữ mang thai,…

Những người có sức đề kháng yếu dễ bị virus tấn công và dễ mắc bệnh hơn người bình thường. Do vậy, trước khi ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh cảm lạnh, cần tăng cường sức đề kháng bên trong cơ thể.

benh-cam-lanh-la-gi-2

Bệnh cảm lạnh là gì? Đây là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp phổ biến - Ảnh minh họa

4. Điều trị bệnh cảm lạnh

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh hay chứng bệnh cảm cúm đều có thể được điều trị tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Cảm lạnh khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu,…nhưng vẫn được xem là một trong những căn bệnh lành tính, chúng có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần điều trị.

Hiện nay, cảm lạnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị làm giảm đi những khó chịu mà bệnh gây ra cho người bệnh. Đối với những bệnh nhân có sốt cao, người bệnh thường được sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt đồng thời sử dụng một số loại thuốc khác để điều trị triệu chứng của bệnh như đau họng, hắt hơi, sổ mũi,…

Khi bạn mắc chứng cảm lạnh, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nên chọn những nơi yên tĩnh, thoáng mát tránh nơi có máy lạnh,…để làm giảm đi các triệu chứng khó chịu mà căn bệnh này gây ra. Đồng thời, bạn cũng cần có những biện pháp dự phòng cho những người xung quanh do căn bệnh này rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành.

Ngoài điều trị bằng thuốc hạ sốt, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tự điều trị tại nhà nhằm giảm nhẹ triệu chứng như hạ sốt bằng gừng, hạ sốt bằng rau diếp ca, một số bài thuốc dân gian từ húng chanh...Tuy nhiên, tự điều trị tại nhà chỉ áp dụng cho những bệnh nhân ở thể nhẹ, được sự đồng ý của người có chuyên môn.

5. Dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh cảm lạnh

- Những thực phẩm mà bệnh nhân nên ăn

Đối với bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh, có thể sử dụng những thực phẩm dưới đây để giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe:

Nấm: Hầu hết những thực phẩm có nấm đều có chứa hàm lượng vitamin D cũng như các chất chống oxy hóa lớn, chúng giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bạn giảm đi nguy cơ mắc bệnh hoặc có mắc bệnh cũng nhanh khỏi hơn.

Sữa chua: Trong sữa chua có hàm lượng lợi khuẩn rất lớn, chỉ cần bổ sung sữa chua mỗi ngày bạn sẽ làm giảm đi tới 34% các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.

Ăn nhiều rau xanh: Một số loại rau xanh như rau cải, rau dền,…sẽ giúp hạ nhiệt, tốt cho những người mắc cảm lạnh mà đang bị sốt cao.

benh-cam-lanh-la-gi-3

Bệnh cảm lạnh là gì? Người bệnh cảm lạnh nên ăn nhiều rau xanh để tăng cường sức đề kháng - Ảnh minh họa

Cá: Một số loại cá biển như cá hồi, cá thu,…cung cấp cho cơ thể hàm lượng acid béo omega-3, acid béo omega-3 lợi trong việc chống viêm nhiễm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Mật ong cũng là một trong những thực phẩm mà bệnh nhân mắc cảm lạnh nên sử dụng, uống mật ong giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vô cùng tuyệt vời.

Tỏi: Tỏi từ lâu đã được xem là một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh đặc biệt là gây bệnh đường hô hấp. Chính vì thế, sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm đi mệt mỏi, giảm nhẹ tình trạng nghẹt mũi mà cảm lạnh gây ra.

Chuối: Chuối không chỉ được biết đến là loại thực phẩm vô cùng giàu kali mà chúng còn giúp giảm đi các triệu chứng như buồn nôn, nôn hay tiêu chảy,…điều này vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh.

- Một số loại thực phẩm mà người mắc cảm lạnh không nên ăn

Những thực phẩm giàu Protein: Những thực phẩm quá giàu protein trong thời gian này không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, do chúng khiến bạn phải tiêu tốn một lượng lớn calo để phân hóa chúng, điều này khiến bạn mệt mỏi hơn rất nhiều.

Các loại thực phẩm béo: Những thực phẩm này tương đối khó tiêu nên khiến bạn cảm thấy chướng bụng, óc ách,…vô cùng khó chịu. Đồng thời, chúng cũng có thể gây nên tình trạng đau bụng, làm nặng nề hơn các triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Thực phẩm cay: Thực phẩm cay là một trong những thực phẩm hàng đầu mà bạn không nên ăn khi đang mắc bệnh cảm lạnh, chúng khó tiêu hóa và cũng khó hấp thu.

6. Những chú ý khi chăm sóc bệnh nhân mắc cảm lạnh là gì?

Khi chăm sóc bệnh nhân cảm cúm, người lành cần đeo khẩu trang và nên hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với họ. Đồng thời, sử dụng những dung dịch có tính sát khuẩn để vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh bằng các dung dịch có tính diệt khuẩn.

Đối với người mắc bệnh cảm lạnh, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên tăng cường sử dụng những loại gia vị có tính làm ấm cơ thể như hành, tỏi, gừng,…Người bệnh cũng nên ăn nhiều trái cây có chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, chanh, quýt,…để tăng cường cũng như bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Đối với những đồ dùng của người bệnh mắc cảm lạnh, người lành không nên dùng chung, tốt nhất nên luộc qua bằng nước sôi đồng thời nên giặt riêng quần áo của người ốm để tránh lây lan bệnh.

Để phòng tránh căn bệnh phổ biến này, vào mùa đông hay khi thời tiết thay đổi bạn nên sử dụng một ly trà gừng ấm để tăng cường sức đề kháng cũng như làm ấm cơ thể trong mùa đông giá rét.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm hơn về câu hỏi bệnh cảm lạnh là gì. Phòng tránh bệnh cảm lạnh tốt nhất là tự tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống, tập luyện và lối sống. Ngoài ra nên chủ động có những biện pháp vệ sinh cơ thể khỏi vi khuẩn và bảo vệ bản thân khi ở nơi công cộng, phòng tránh bệnh truyền nhiễm.


Tác giả: Phạm Thị Mai