Khi tiếp xúc trực tiếp với người đang bị cảm cúm thì nguy cơ lây bệnh cảm cúm là rất cao. Bởi vì bệnh cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác. Hiểu rõ về tình hình lây bệnh cảm cúm, bạn sẽ hiểu rõ hơn các thông tin về bệnh cảm cúm tạo điều kiện để chủ động hơn trong việc đề ra các biện pháp khắc phục bản thân.
Bệnh cảm cúm có lây không là thắc mắc của nhiều người khi mắc cảm cúm hoặc người xung quanh đang mắc cảm cúm. Bản chất, bệnh cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm. Vậy thì bệnh cảm cúm là một trong những căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Thông thường, bệnh cảm cúm thường do các virus cúm A, cúm B gây nên. Điều này gây ra các triệu chứng bệnh như sốt cao, xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi hay run tay chân, đau đầu, buồn nôn khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
Nếu bệnh cảm cúm không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Sau khi bị nhiễm virus cúm, bệnh thường sẽ không bộc phát ngay mà cần trải qua thời gian ủ bệnh. Sau đó, bệnh cảm cúm có thể kéo dài từ 1 đến 4 ngày. Đặc biệt là trong 2 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc virus cúm xâm nhập cơ thể sau khoảng 1 đến 4 ngày mới xuất hiện các triệu chứng bệnh như ho, hắt hơi, sổ mũi do cúm gây ra.
Điều này cho biết rằng bệnh cảm cúm có thể lây nhiễm cho người khác trước khi cả bạn biết mình đang mắc bệnh.
Thời gian có thể diễn ra lây nhiễm bệnh cảm cúm từ 5 đến 10 ngày. Tuy hiên, khả năng lây nhiễm bệnh thường giảm đi sau 3 đến 5 ngày bệnh bộc phát. Do lúc này lượng virus lây lan đã giảm đi một cách đáng kể.
Nhưng đối tượng là trẻ em bị cảm cúm, thời gian lây lan của bệnh có thể kéo dài trên 10 ngày. Ngoài ra, nó có thể kéo dài đến vài tuần và thậm chí có thể kéo dài cả tháng nếu như người mắc bệnh cảm cúm đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về hệ miễn dịch.
Bệnh cảm cúm thường xuất hiện các triệu chứng diễn ra dồn dập, nhanh chóng. Sau 1 đến 2 tuần phơi nhiễm triệu chứng bệnh sẽ giảm dần. Tuy nhiên, cảm cúm để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh tuyệt đối không chủ quan.
Bệnh cảm cúm có lây nhiễm thông qua một vài con đường cơ bản như sau:
- Lây nhiễm cảm cúm khi tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm cúm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.
- Bệnh cảm cúm có lây lan thông qua đường hô hấp với các hoạt động như: hoạt động giao tiếp, cười nói, ăn uống, hắt hơi, ho,… người bệnh sẽ vô tình kứ khiến virus từ nước bọt thoát ra ngoài không khí. Nếu các virus này rơi trúng mắt, mũi, miệng của người khác có thể khiến họ bị bệnh.
- Virus cúm có thể tồn tại ở ngoài môi trường đến 48 tiếng đồng hồ. Do đó nếu bắt tay với người bị cảm cúm hay chạm vào các đồ vật có chứa dịch nhầy hoặc nước bọt của người bệnh rồi vô tình đưa lên mặt cũng khiến bạn bị nhiễm virus cúm.
Có những đối tượng cần đề phòng mắc cảm cúm hơn người bình thường như:
- Người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong cự ly gần, dưới 30 cm.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý nền,...
Nếu đang mắc cảm cúm, để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác cần chủ động giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh xa những nơi đông người để không lây nhiễm virus cúm cho người khác. Điều này có thể làm giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh cảm cúm cho người đang khoẻ mạnh.