Bệnh cảm cúm: cách phòng ngừa và những câu hỏi thường gặp

Bệnh cảm cúm: cách phòng ngừa và những câu hỏi thường gặp
Cảm cúm nếu không được chú trong điều trị sớm và dứt điểm ngay từ đầu sẽ dễ dàng gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

1. Tỷ lệ thống kê về bệnh cảm cúm

Những ngày đầu của mùa cúm năm 2017 đã chính thức hoành hành trong cuộc sống của nhiều người Mỹ. Một người đàn ông cao tuổi đến từ tiểu bang thuộc miền Trung Tây Hoa Kỳ đã tử vong do bị bệnh cảm cúm, đánh dấu cái chết chính thức đầu tiên của tiểu bang vào mùa cúm, theo báo cáo của Des Moines Register. 

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) cũng thông báo trường hợp một trẻ nhỏ tử vong do cảm cúm vào tháng 10 qua, đánh dấu trường hợp trẻ em đầu tiên tử vong do cảm cúm trong năm nay.

Bệnh cảm cúm: cách phòng ngừa và những câu hỏi thường gặp - Ảnh 2.

Những ngày đầu của mùa cúm năm 2017 đã chính thức hoành hành trong cuộc sống của nhiều người Mỹ.

Điều đáng nói là mùa cảm cúm sẽ vẫn còn tiếp tục trong vài tháng tới, trong đó đặc biệt gây ảnh hưởng lớn đến trẻ em và người cao tuổi. Dưới đây là những điều bạn cần biết về mùa cúm năm 2017:

2. Mùa cảm cúm bắt đầu vào thời điểm nào?

Theo báo cáo của CDC, virus cúm theo mùa có thể ảnh hưởng đến bạn trong suốt cả năm, mùa cúm năm 2017 bắt đầu vào tháng 10 và tháng 11 và có thể kéo dài đến tháng 5 năm sau. Ở Hoa Kỳ, mùa cúm thường leo thang trong khoảng giữa tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Bệnh cảm cúm: cách phòng ngừa và những câu hỏi thường gặp - Ảnh 4.

Theo báo cáo của CDC, virus cúm theo mùa có thể ảnh hưởng đến bạn trong suốt cả năm.

3. Bệnh cảm cúm có thể gây ra tử vong không?

Nếu cảm cúm không được phòng ngừa bằng thuốc chủng ngừa cúm hoặc không được điều trị bằng thuốc kháng virus, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng khác, như viêm phổi hoặc thậm chí tử vong. Theo CDC, những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ tử vong do bị cảm cúm cao nhất.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), bệnh cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, lây nhiễm qua đường hô hấp, trực tiếp từ người bệnh sang người khoẻ. Tại Việt Nam, các virus gây nên bệnh cúm thường gặp là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B.

Bệnh cảm cúm: cách phòng ngừa và những câu hỏi thường gặp - Ảnh 5.

Tại Việt Nam, các virus gây nên bệnh cúm thường gặp là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B.

Theo BS Dũng, căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính, khả năng chống chọi virus, vi khuẩn yếu kém hơn những người khác. 

Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản… 

Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là tử vong. Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người.

Điều vô cùng đáng lo ngại hiện nay chính là người dân luôn có suy nghĩ nhầm lẫn giữa cảm cúm với cảm lạnh thông thường. Để phân biệt, bác sĩ Dũng lưu ý, các triệu chứng của bệnh cảm cúm nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Bệnh cảm cúm: cách phòng ngừa và những câu hỏi thường gặp - Ảnh 7.

Để phòng bệnh cảm cúm, chúng ta cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn...

Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), khi có dấu hiệu của bệnh cảm cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi… chúng ta vẫn thường có xu hướng tự điều trị tại nhà khoảng vài ba hôm là đỡ, có thể học tập và lao động bình thường.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức toàn than, đau ngực, khó thở… thì càng phải đến viện sớm. Đây chính là những biến chứng cực nguy hiểm của bệnh cảm cúm, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân bị bệnh cảm cúm không nên vận động quá mức, thường xuyên bổ sung nước và dinh dưỡng kịp thời để đề phòng mất nước. Để phòng bệnh cảm cúm, chúng ta cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, giữ vệ sinh mắt, mũi, miệng thật sạch, hạn chế đến nơi công cộng để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác, chủ động tiêm phòng vắc-xin cúm ngay từ bây giờ để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.

4. Tiêm vacxine cúm đem lại hiệu quả gì?

Theo CDC, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để tránh bị nhiễm trùng trong mùa cúm. Chích ngừa bệnh cúm hiệu quả nhất nếu nhận được trước khi nhiễm trùng lan rộng khắp cộng đồng, do đó hãy đi khám sớm. Một khi bạn đã được chủng ngừa cúm, phải mất khoảng 2 tuần để phát triển các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm. Vắc-xin cúm sẽ liên tục được cập nhật mỗi năm để đối phó với sự thay đổi liên tục của virus gây cúm.

Nguồn tin từ CDC cũng cho thấy, tiêm vắc-xin cúm hàng năm giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh cúm từ 40% đến 60%. Hiệu quả của việc tiêm phòng vắc-xin cúm thay đổi tùy theo từng người, tùy thuộc vào độ tuổi, sức khoẻ và bản thân vắc-xin này được thiết kế để chống lại các virus đang lưu hành hay không.

Bệnh cảm cúm: cách phòng ngừa và những câu hỏi thường gặp - Ảnh 8.

Theo CDC, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để tránh bị nhiễm trùng trong mùa cúm.

5. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh cảm cúm?

Theo CDC, bệnh cúm có xu hướng tấn công đường hô hấp của chúng ta. Khi hệ miễn dịch chống lại bệnh cúm, đường thở của cơ thể có thể bị viêm, gây ho, đau họng và chảy nước mắt hoặc nghẹt mũi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng sốt, đau cơ.


Tác giả: Tiểu Nguyễn