Bệnh bạch tạng là gì? Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không

Bệnh bạch tạng là gì? Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không
Bệnh bạch tạng là căn bệnh không hiếm gặp và có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Vậy bệnh bạch tạng là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh có khả năng di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác với các đặc điểm phổ biến là da giảm sắc tố, lông và tóc trên cơ thể bạc, sợ ánh sáng. Không chỉ thế, người mắc bệnh bạch tạng còn dễ ảnh hưởng đến cả sức khỏe và mặt tâm lý. Tỉ lệ người mắc bệnh này hiện nay khá cao với con số là 1:20000 ở Thế Giới.

1. Bệnh bạch tạng là gì?

Bệnh bạch tạng không bắt đầu xảy ra khi lớn lên mà bệnh mang tinh chất bẩm sinh. Nguyên nhân bởi do sự rối loạn trong quá trình tổng hợp lượng sắc tố Melanin, dẫn đến bệnh nhân có tóc, da, mắt có màu nhạt.

Với người mắc bệnh này khả năng cao bị bỏng nắng và ung thư da nếu không che chắn kỹ khi ra ngoài vào ban ngày. Một số các ảnh hưởng khác ảnh hưởng đến thị giác là giảm thị lực, sợ ánh sáng, rối loạn thị giác.

2. Dấu hiệu bệnh bạch tạng ở trẻ sơ sinh

Ngay từ khi mới sinh ra bạn có thể quan sát bằng những dấu hiệu sau:

Biểu hiện trên da:

Điển hình nhất là da trẻ thường hồng hào và có lông, tóc trên cơ thể màu trắng.

Có một số trường hợp hiếm thì có thể vẫn giữ được màu da nâu, vàng như người bình thường tuy nhiên sắc tố da ở họ vẫn nhạt hơn.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu bạn có thể quan sát cả ở trẻ nhỏ và người trưởng thành là:

- Có nhiều tàn nhang.

- Da dễ bị sạm do lượng sắc tố melanin tăng lên, đặc biệt khi ra ngoài vào ban ngày.

- Có nhiều nốt ruồi với sắc tố có thể là nâu đen hoặc đỏ hồng.

- Da dễ bị rám nắng.

Tóc: màu tóc ban đầu có thể là trắng và chuyển dần sang nâu khi trưởng thành hoặc thậm chí giữ nguyên màu trắng.

- Màu mắt: Khi mới chào đời thường có màu xanh và nâu và có thể thay đổi khi lớn lên. Bên cạnh đó, sắc tố giảm dần có thể dẫn đến mắt bị mờ đi, trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Bệnh về mắt bị ảnh hưởng:

- Dễ bị cận hay viễn thị sớm từ khi còn nhỏ.

- Mất khả năng nhìn về một hướng hay di chuyển cùng 1 hướng.

- Loạn thị.

3. Nguyên nhân

Như đã nói ở trên, đây là căn bệnh di chuyển theo gen lặn đồng hợp tử. Gien này là yếu tố quyết định cơ thể có thiếu men tyrosinase hay không (giúp hỗ trợ vào việc hình thành melanin). Còn melanin chính là yếu tố quyết định màu sắc da và cũng là chất giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím. Với người mắc bệnh bạch tạng do thiếu melanin nên sắc tố da giảm, từ đó mắt mất màu, tóc cũng trở nên bạc trắng.

Nếu bố mẹ bị bạch tạng hay có gen thì khả năng cao thế hệ sau mắc bệnh tương tự. Còn nếu một trong hai người bị bạch tạng thì con có thể bên ngoài như người bình thường nhưng bên trong mang gen lặn bệnh lý.

Bệnh bạch tạng là gì? Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không - Ảnh 2.

Đây là căn bệnh rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử (Nguồn: Internet)

Đọc thêm:

Nổi mề đay - bệnh da liễu thường gặp nhưng không phải ai cũng biết rõ

Bệnh viện Da liễu TW cảnh báo: Tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư tế bào gai do nhiễm độc thạch tín gia tăng!

4. Hậu quả của bệnh bạch tạng

Nhãn khoa: Thị lực bị ảnh hưởng nên chất lượng công việc, học tập, đi lại cũng khó khăn hơn người bình thường. Ngoài ra, tình trạng tròng đen của mắt trở nên trong suốt, ánh sáng có thể đi qua nên bệnh nhân bạch tạng dễ nhạy với ánh sáng chói như ánh sáng tự nhiên ban ngày, đèn xe,...

Da liễu: Nếu không che chắn kỹ thì rất dễ dẫn đến hiện tượng cháy nắng. Nó có thể góp phần hình thành dày sừng ánh sáng hay nghiêm trọng hơn là ung thư da.

Màu da: Da của những bệnh nhân bạch tạng do sắc tố giảm nên thường có màu nhạt. Với những bệnh nhân sống ở nơi khí hậu nhiệt đới nắng nóng quanh năm thì tuyệt đối phải dùng kem chống nắng, che chắn thật kỹ nếu không dễ bị bỏng nắng hay thậm chí ung thư da.

Màu mắt nhạt: Bệnh nhân bạch tạng có thể sở hữu màu mắt nâu, xanh lá cây, xanh da trời.

Rối loạn thị giác không gian: Không chỉ ảnh hưởng đến sắc tố mà thành phần melanin còn tác động đến sự phát triển của thần kinh thị giác. Với người bình thường, thị giác được điều hành bởi cả hai bán cầu não - mỗi bán cầu có một phần hình ảnh của cả hai mắt từ võng mạc. Còn ở bệnh nhân bạch tạng, hình ảnh không được bán cần não xử lý như người bình thường nên dễ bị rối loạn thị giác không gian.

5. Cách chữa bệnh bạch tạng

Vì là căn bệnh có tính chất di truyền nên khả năng chữa khỏi khó có thể xảy ra. Người bệnh chỉ có tập trung vào chăm sóc thị giác và theo dõi da để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.

Điều trị thường bao gồm:

- Chăm sóc mắt: Việc kiểm tra thị lực định kỳ mỗi năm là vô cùng cần thiết để kiểm tra dấu hiệu bật thường. Đối với bệnh nhân có chứng rung giật nhãn cầu bác sĩ có thể chỉ định để phẫu thuật.

- Chăm sóc da và phòng tránh ung thư da: Do người bệnh bạch tạng dễ bị các vấn đề về da nên bắt buộc phải khám hàng năm để kiểm tra có nguy cơ mắc ung thư da hay không.

6. Cách bảo vệ khi mắc bệnh bạch tạng

- Khi ra ngoài vào ban ngày bắt buộc phải mặc áo chống nắng, mũ rộng vành và đeo kính râm để bảo vệ khỏi tia cực tím.

- Dù là trời nắng hay râm phải dùng kem chống nắng có chỉ SPF từ 30 trở lên.

Đối với trẻ em mắc bệnh bạch tạng nên:

- Ngồi khu vực gần bảng vì thị lực yếu

- Sách giáo khoa hoặc máy tính bảng sử dụng chữ khổ lớn

- Tài liệu in có độ tương phản cao, ví dụ như chữ đen trên giấy trắng

- Tránh ánh sáng mạnh trong môi trường học tập hay công việc

Bệnh bạch tạng là gì? Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không - Ảnh 3.

Bệnh cần kiểm soát tốt từ đầu (Nguồn: Internet)

6. Cách phòng tránh bệnh bạch tạng

Hiện nay chưa có cách nào có thể phòng tránh hay chữa bệnh bạch tạng. Bạn chỉ có thể theo dõi tiền sử gia đình mình và gia đình chồng có người mắc bệnh này hay không và đi xét nghiệm. Tuy bên ngoài bạn trông vẫn bình thường nhưng nếu mang gien lặn khả năng cao trẻ dễ bị.

7. Các câu hỏi thường gặp

7.1. Bệnh bạch tạng có lây không?

Bệnh bạch tạng chỉ mang yếu tố di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không lây lan khi tiếp xúc. Nếu cả cha và mẹ đều phải mang gene bệnh, khả năng trẻ sinh ra mắc bệnh bạch tạng là 1/4.

7.2. Bệnh bạch tạng có chữa được không?

Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt các ảnh hưởng lên da và thị giác như:

- Dùng kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV

- Mặc quần áo chống nắng dày, dài tay và sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF ít nhất 30 trở lên

- Dùng kính thuốc để khắc phục các vấn đề về thị lực

7.3. Bệnh bạch tạng sống được bao lâu?

Căn bệnh này không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh. Do đó, bạn không cần lo lắng về việc bệnh bạch tạng sống được bao lâu. Hãy cứ lạc quan và bảo vệ cơ thể bằng cách che chắn khỏi tia UV và mỗi năm nên đi xét nghiệm định kỳ để kiểm tra.

Hy vọng bài viết trên giải đáp được những thông tin cơ bản về bệnh bạch tạng và các triệu chứng của bệnh. Nhờ đó mà bạn có cách phòng tránh cũng như biết thông cảm với người mắc bệnh để họ có thể hòa nhập dễ dàng hơn trong cộng đồng.


Tác giả: Trang Lê